Cây cỏ mực và mù u
Cây cỏ mực
Tên khoa học là: Herba Eclyptae.
Thuộc họ cúc – Asteraceae.
Đặc điểm thực vật:
Cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi là loại cây cỏ, cây sống 1 hay nhiều năm. Cây mọc đứng hoặc mọc bò. Thân có màu xanh lục hoặc đỏ tía và phình lên ở các mấu, có lông cứng.
Lá mọc đối, gần như không có cuống, mép lá có khía răng cưa nhỏ và cả 2 mặt của lá đều có lông.
Cụm hoa đầu, nhỏ, có màu trắng; hoa mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân. Hoa cái ở ngoài, hoa lưỡng tính ở giữa.
Quả bế 3 cạnh, dẹt.
Cây mọc nơi đất ẩm, phân bố cả vùng núi lẫn đồng bằng.
Bộ phận dùng:
Phần trên mặt đất cây cỏ mực.
Thu hái, chế biến:
Dược liệu thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Khi dùng có thể đem sao đen.
Thành phần hoá học:
Coumarin nhóm coumestan gồm wedelolacton, norwedelolacton.
Alcaloid gồm ecliptin, nicotin.
Saponin triterpen.
Công dụng:
Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu bên trong và bên ngoài như băng kinh, rong huyết, cháy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn và ho ra máu.
Tác dụng chữa ban sởi, ho hen, bỏng, nấm da, tưa lưỡi,…
Cây mù u
Tên khoa học là: Oleum calophylli inophylli.
Thuộc họ bứa – Clusiaceae.
Đặc điểm thực vật:
Mù u là loại cây gỗ cao, to có thế cao lên đến 10 – 20 m. Vỏ cây có tiết 1 chất nhựa màu vàng xanh. Lá mọc đối, thuôn dài, có thắt lại ở phần cuống, đầu lá hơi tù. Mặt trên lá bóng láng, có nhiều gân phụ xít nhau và gần như vuông góc với gân giữa.
Hoa màu trắng, có nhiều nhị vàng, lưỡng tính và có mùi thơm.
Quả hạch hình cầu, bên trong có chứa 1 hạt.
Bộ phận dùng:
Dầu ép từ hạt của cây mù u.
Thành phần hoá học:
Nhân hạt có chứa 1 lượng lớn dầu béo.
Thành phần của dầu béo gồm có các acid Oleic, acid linoleic, acid palmitic, acid stearic,….
Tinh dầu, các xanthon, dẫn xuất 4-phenylcoumarin.
Lá, thân, rễ cũng chứa các coumarin.
Công dụng:
Trên nhiều mô hình thử nghiệm cho thấy, dầu mù u có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chữa viêm khớp, làm lành các tổn thương trên da.
Dầu mù u đã tinh chế được bào chế thành các thuốc dùng ngoài có tác dụng mau liền sẹo, nhanh lên da non, chữa bỏng, bệnh hủi.