Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

2017年06月

Sáng nay bỗng nhiên nhìn thấy mình trong top influencer tháng 5 của Cộng đồng Quản trị và Khởi Nghiệp, đồng thời nhận được tin nhắn đầy cảm xúc từ một người bạn (ảnh).

Tôi đã khởi nghiệp vài lần, về lĩnh vực tài chính, giải pháp marketing và tư vấn. Lần đầu cách đây gần 12 năm nhưng không quan tâm lắm đến từ “khởi nghiệp” mà mọi người vẫn hay định nghĩa và mổ xẻ; chỉ nghĩ là có cái gì nên làm thì làm, thế thôi!

Vì vậy, tôi tham gia Group QTvKN từ 22/03/2017 thực ra là với tinh thần học hỏi và chia sẻ về quản trị là chính. Trong group hơn 35 nghìn người này (khi tôi tham gia là 44k người giờ lọc bớt còn 35k) có rất nhiều đàn anh là doanh nhân và chuyên gia về quản trị. Không như nhiều group khác, ngay ngày đầu tiên tôi đã cảm nhận được đây là một “must - join community”.

Điều đó đến từ sự xuất sắc cùng tâm huyết của các anh điều hành group, gồm người truyền cảm hứng Lâm Minh Chánh, chuyên gia quản trị doanh nghiệp Lý Trường Chiến và chuyên gia thương hiệu Nguyễn Đức Sơn. Ban cố vấn với những cái tên tuổi lớn như Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Chủ Tịch Kinh đô Trần Kim Thành, TGĐ Bitas Đỗ Long, Nguyên TGĐ FPT Nguyễn Thành Nam, Chủ Tịch Thiên Long Cô Gia Thọ... Ban chuyên môn gồm 25 gương mặt đáng để học hỏi…, trong đó rất vinh dự có hai người hàng xóm và cũng là đối thủ trên sân tennis của tôi là anh Nguyễn Khánh Trình, TGĐ Cleverads và anh Trần Hữu Đức Giám đốc Quỹ đầu tư FPT. Cảm ơn các anh chị và các thành viên đã tạo một sân chơi bổ ích, thú vị mà không mấy cộng đồng làm được. Mời các bạn join vào group nhé.

Về người bạn đã nhắn tin sáng nay, là một người có ý chí và khả năng tập trung vào mục tiêu cao độ như một Ninja. Quan trong hơn, bạn là một người hiểu biết và giàu ý thức cộng đồng. Trẻ hơn tôi 4 tuổi, nhưng từ rất sớm đã là nhân vật top 2-3 trong một Tập Đoàn lớn của Nhật Bản tại Việt Nam. Anh em quen nhau ngoài xã hội, nhưng vì tôi và bạn ấy có nhận thức tương đồng về một số vấn đề nên hay “chat chít”.

Nhân dịp khoe hai nội dung về “sharing” này, tôi xin chia sẻ luôn vài suy nghĩ về lợi ích của việc chia sẻ:

- Chia sẻ giúp ta điều chỉnh được sự hiểu biết của mình. Bạn không thể biết suy nghĩ của mình nó rơi vào đâu; hay dở, đúng sai như thế nào nếu mãi giữ trong đầu, trong sổ tay của bạn hay thậm chí trong phòng họp của công ty bạn. Kể cả kiến thức của bạn đúng. Nhưng đúng hôm nay, ngày sau có thể thành sai.

- Nếu bạn là lãnh đạo, và ở công ty bạn nói ai cũng gật đầu; sự ảo tưởng có thể biến bạn thành kẻ chuyên quyền, độc đoán và áp đặt vì bạn quá quen với việc bạn nói điều gì cũng “chuẩn cmnr”. Cái đó dần nó trở thành một phần con người bạn, thành thái độ sống của bạn khi ra ngoài xã hội.

- Không có tương tác thì không có sáng tạo vì hai ý kiến khác nhau “chạm” vào nhau thì ra idea mới, đó là sáng tạo. Nếu nó không vấp vào đâu, thì idea của bạn là cái cuối cùng nên bạn không vượt ra khỏi hiện tại bản thân. Sáng tạo khó mà đến từ những tranh luận một người nói mười người “vote” như kiểu cuộc họp chi bộ.

- Chia sẻ là một loại hành động mà bạn có thể gây ảnh hưởng lên người khác, lan tỏa được những điều bạn cho là đúng. Chia sẻ bạn sẽ thấy cuộc sống thú vị hơn. Những lời khen là động lực cho bạn. Lời phản biện là nguồn học hỏi cho bạn.

- Bạn sẽ biết điểm mạnh và điểm yếu của mình ở đâu và so sánh tương đối với thị trường, để biết bạn nên tập trung vào điêu gì nếu bạn là người làm kinh doanh.

- Có thể tìm được bạn mới, nhân viên mới hoặc đối tác làm ăn mới vì bạn biết ai sẽ phù hợp sau nhiều tương tác và sau một thời gian đủ dài, thay vì một vài cuộc phỏng vấn được định trước.

- Bạn sẽ được thảo luận với nhiều người mà ngoài đời khó mà gặp họ. Bạn có thể bạn nói “ tôi đọc chia sẻ của các anh ấy hàng ngày” nhưng sự học sẽ giảm hiệu quả nhiều, thậm chí có thể hiểu sai khi bạn chỉ là “người quan sát”. Khi bạn discuss bối cảnh và trường hợp cụ thể bạn gặp phải, bạn sẽ học được nhiều hơn.

- Giúp được người khác bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn. Đóng góp nhỏ hay lớn đều có ý nghĩa của nó “một người cho đi 1000, đó là câu chuyện của chỉ một người. 1000 cho đi 1 thì nó là câu chuyện của cả 1000 người và 1000 người sẽ có sức lan tỏa đến các 1000 người tiếp theo” – đó là nội dung tin nhắn của anh bạn tôi bên dưới. Tôi tin, xã hội phát triển theo cách như vậy. Do đó, đừng nghĩ rằng phải có đóng góp lớn mới làm vì nếu vậy, ngày đó rất có thể sẽ không xảy ra.

Con người tôi thuộc trường phái hiện thực, ai nói tôi “ngôn tình” vì post này thì lên tiếng để tôi còn điều chỉnh hành vi nhé -:)

Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEOTime.edu.vn
Link bài viết: 
Sắc đẹp của sự chia sẻ

(Xin phép Group cho mình xin tên thân mật là Tiết, group đa dạng thành viên, mà xưng tôi thì mình không quen lắm).

Lâu rồi Tiết không đóng góp gì được cho Group, thấy ngại viết bài vì dạo này Group có nhiều bài viết của nhiều anh chị thành công, Tiết thì chưa có thành tựu gì nên ngại chia sẻ. Tuy nhiên, do mấy nay có vài bạn trẻ hỏi Tiết về hai từ " lãnh đạo" và "đắc nhân tâm", lại thêm vài sự kiện liên quan đến 2 từ này thúc đẩy Tiết chia sẻ. Dù có quá nhiều đại thụ viết về lãnh đạo, nhưng mỗi vị trí 1 góc nhìn, hy vọng Tiết góp chút lửa cho sân chơi.

Nói về lãnh đạo, Tiết lấy hình tượng vị thuyền trưởng tàu Titanic, không cần cầm lái tàu khi sóng yên biển lặng, nhưng trước đó phải vạch lộ trình. Lúc mọi người lên boong tiệc tùng, thuyền trưởng vẫn phải dõi theo mọi cảnh báo, cũng chẳng tâm trí đâu mà hưởng thụ. Và ...quan trọng nhất là lúc tàu chìm, thuyền trưởng là người còn lại cuối cùng.

Vâng, ở đây Tiết nhấn mạnh, lãnh đạo là người cuối cùng rời tàu khi cái tàu chìm không thể cứu. Nếu lãnh đạo chuồn đầu tiên, đó không bao giờ là lãnh đạo dẫu có ngồi ghế chủ tịch hay tổng giám đốc.

Khi các bạn trẻ hỏi Tiết về từ lãnh đạo, Tiết chỉ có thể nói "hứa gì thì giữ lời", "rời tàu cuối cùng sau khi đã hết sức tìm phương án thoát hiểm cho mọi người", và "chia sẻ thông tin để vận dụng mọi nguồn lực".

Kể mọi người nghe tại sao Tiết lại nghĩ lãnh đạo phải rời tàu cuối cùng. Đó là năm Tiết mới ra trường, vào cty và bắt đầu có sếp. Tiết có rất nhiều sếp cùng lúc, sếp Tổng, sếp Hành Chánh, sếp Trưởng bộ phận và sếp Phó bộ phận. Trong số đó, người mà Tiết ít phục nhất là sếp phó, hổng phải vì chuyên môn mọi người ạ, mà vì sếp phó luôn trốn trách nhiệm khi bọn Tiết làm sao và bị sếp Tổng mắng. Hễ Tiết làm sai là Tiết bị sếp Tổng mắng trực tiếp chớ chưa bao giờ có cảm giác có cái ô che mình lại (lúc đấy trưởng phòng mình người Mỹ, nên lúc mình bị mắng ổng ít được biết). Vậy là mình tự kỷ "sau này tui mà có lính, tui sẽ không để ai đụng tới thế này đâu". Tiết không gọi sếp phó là lãnh đạo.

Năm Tiết làm cho một tập đoàn toàn cầu của Mỹ, Tiết lấy chồng và anh ấy làm cùng ngành. Về quy định, Tiết vướng vào "mâu thuẫn quyền lợi" và legal sắp sa thải Tiết. Lúc biết tin, sếp Tổng ở VN, sếp ĐNA, sếp AP... bỏ tí thời gian ra ngồi thảo luận và phân tích xem liệu Tiết có phải rời công ty không. Lúc này các sếp phải chiến đấu với đội legal, và cảm xúc của Tiết là "ơn trời, tui yêu sếp tui quá, đúng là cái ô, giờ sai tui làm gì tui sẽ luôn làm cho các ông dù tui còn ở lại hay không". Tiết gọi đây là lãnh đạo.

Hôm kia Tiết nghe kể, có anh Giám Đốc tháng cuối trước khi nghỉ việc đã không ký duyệt bất kể lệnh chi nào của nhân viên ... chỉ vì sợ trách nhiệm. Vậy mà anh lại muốn lôi nhân viên đó theo công ty mới của mình? Ai gọi anh là lãnh đạo?

Hãy là lãnh đạo tự thân, không phải lãnh đạo tự phong nhé.

Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEOTime.edu.vn
Link bài viết: Lãnh đạo là lãnh đạn

↑このページのトップヘ