Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

2017年06月

Bạn cưa nàng mãi không đổ. Bạn gặp vấn đề!
Bạn héo hon gầy mòn vì doanh số không tăng. Bạn gặp vấn đề!
Bạn rối loạn vì chi phí vượt ngoài tầm kiểm soát? Bạn gặp vấn đề!
Nhân viên không chịu tự suy nghĩ và làm việc tới nơi tới chốn. Bạn gặp vấn đề!


Làm quản lý, bạn cần rất nhiều kĩ năng, từ quản trị nhân sự, chiến lược đến sales, marketing, … Nhưng theo tôi, tất cả các kĩ năng chuyên môn đều có thể học được theo thời gian, nhưng kĩ năng nền tảng nhất giúp bạn tiếp cận mọi lĩnh vực hiệu quả chính là kĩ năng giải quyết vấn đề! Mọi loại vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy trong bài này tôi sẽ giới thiệu kĩ năng giải quyết vấn đề của McKinsey.

McKinsey & Company là công ty tư vấn chiến lược (management consulting – strategy consulting) số một trên thế giới, được mệnh danh là “Nhà máy sản xuất CEO của thế giới” … Khả năng giải quyết được công ty xác định là kĩ năng quan trọng nhất cho tất cả các nhân viên, từ người ngày đầu đi làm cho tới vị trí Tổng giám đốc toàn cầu. Đây là chìa khóa thành công cho McKinsey cũng như các nhân viên của họ trên con đường sự nghiệp sau này.

Kĩ năng giải quyết vấn đề sẽ đem đến cho bạn:
✓ Chìa khóa chung để tiếp cận mọi loại vấn đề
✓ Khả năng suy nghĩ mạch lạc, có hệ thống và cấu trúc rõ ràng
✓ Bức tranh toàn cảnh một cách nhanh nhất, từ đó xác định cần phải đi sâu vào đâu
✓ Tăng tốc độ giải quyết vấn đề lên gấp nhiều lần
✓ Tìm ra khía cạnh mới của vấn đề bị bỏ quên và chưa được khai thác

Phương pháp McKinsey gói gọn trong 7 bước:
1/ Xác định mục tiêu
2/ Cấu trúc hóa vấn đề
3/ Đưa ra thứ tự ưu tiên
4/ Lên kế hoạch tiếp cận
5/ Phân tích vấn đề
6/ Tổng quan các kết quả
7/ Xây dựng khuyến nghị

(Hình minh họa đính kèm)

Nhìn hình, bạn có thể thấy qui trình trên là khép kín trong 1 vòng tròn, sau khi đi 1 vòng qua 7 bước, bạn có thể quay trở lại bắt đầu từ bước thứ 1 lần thứ hai. Và bạn có thể đi qua n lần vòng lặp trên cùng 1 vấn đề. Tất nhiên đến lần thứ 10 hoặc 50 thì giải pháp của bạn thường sẽ tốt hơn rất nhiều so với giải pháp của vòng lặp đầu tiên. Bạn có thể nghĩ đến điều gì mà bạn làm nhiều lần như vậy ko? Ví dụ: điều hành 1 doanh nghiệp! Bạn sẽ giải quyết vấn đề về điều hành doanh nghiệp của mình hàng ngày, và bạn sẽ đi qua vòng lặp này liên tục thậm chí đến lần thứ 1000+! Nếu bạn tiếp cận có phương pháp và hệ thống, kết quả bạn đạt được sau khi đi qua 1000 lần này sẽ vô cùng khác so với tiếp cận một cách tùy hứng

Một điểm nữa nếu bạn chú ý, bạn sẽ thấy việc phân tích vấn đề chỉ là bước thứ 5 trong qui trình khép kín này. Bạn có thấy lạ không? Bình thường cứ nói đến giải quyết vấn đề mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc phải bắt đầu bằng phân tích vấn đề. Nhưng thực tế, nếu bạn đi theo đúng qui trình với tất cả các bước này, việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

Ở mức độ cao, khi bạn đã quen thuộc với kĩ năng này và nó trở thành là của bạn, tức là nó như trở thành bản năng thứ 2 của bạn, bạn sẽ thấy cả qui trình được diễn ra trong đầu bạn một cách nhanh chóng và tự nhiên như nước chảy mây trôi, tự động được kích hoạt khi bạn nghĩ về … bất cứ vấn đề gì. Bạn sẽ trở nên nghiện và cảm thấy rất khó chịu khi không được đi theo qui trình này vì lí do nào đó.


Liệt kê ra nghe có vẻ giản đơn, nhưng nếu đi sâu vào phân tích từng bước một, ta sẽ hiểu, bảy bước là bảy giai đoạn khoa học, gắn kết chặt chẽ với thật nhiều bài học giúp ta quản trị mọi thứ, từ công việc cho đến đời sống hàng ngày.

Ở các bài sau tôi sẽ đi sâu vào từng bước, vì mỗi bước xứng đáng có 1 bài riêng của nó, và có rất nhiều điều để nói, để đi sâu.

Lê Xuân Long - CEO of PMax - Performance marketing agency

Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEOTime.edu.vn
Link bài viết: KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP MCKINSEY

Trong một sự kiện dành cho phụ nữ được tổ chức vào tháng 03 vừa qua, tôi có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ cùng các chị em phụ nữ doanh nhân. Trong số họ có những người là nữ doanh nhân đã có tên tuổi, và có những người chỉ là cô chủ nhỏ. Nhưng hầu hết họ đều là những người phụ nữ thành đạt trong xã hội.

Chúng tôi có cơ hội dùng bữa cùng nhau, hỏi thăm nhau về công việc và gia đình. Mọi người vui vẻ chia sẻ về những thành công của mình.

Thấy vậy, tôi quay sang hỏi một chị bạn trong ngành Thẩm Mỹ "chị có thể chia sẻ cho em về bí mật thành công của chị không ạ?" 

Chị cười rạng ngờ và trả lời ngắn gọn với tôi "vì chị ĐAM MÊ nó lắm em à"

[​IMG] 

Tôi bước sang chỗ của một cô nàng cuối thế hệ 8x đang rất thành công và nổi tiếng với dự án khởi nghiệp trong ngành nông sản sạch. Tôi cũng hỏi với câu hỏi "bí mật thành công của bạn là gì, bạn có thể chia sẻ cho tôi không?" Cô nàng cũng trả lời tương tự người chị bạn phía trên của tôi "Vì em ĐAM MÊ nó và chấp nhận DẤN THÂN vì nó chị ạ"

Vâng...có lẽ "ĐAM MÊ" là yếu tố đầu tiên cho câu trả lời của những chị em phụ nữ doanh nhân về bí quyết thành công của mình. Bởi lẽ hầu hết họ xem niềm đam mê như một loại thuốc thần kỳ để giúp họ luôn khỏe mạnh đi đến đỉnh cao trong sự nghiệp. "TRONG ĐÓ CÓ TÔI"

Thế nhưng, niềm đam mê đích thực, mấy ai sở hữu được nó một cách đúng nghĩa, sống cùng nó suốt đời, làm việc chỉ vì nó, kiếm tiền và để lại những giá trị thật cho người khác từ nó? Tôi tin rằng một số bạn đang đọc bài chia sẻ này của tôi có thể vẫn chưa định nghĩa được rõ ràng niềm đam mê của mình là gì. Vì không phải ai cũng nhận biết hoặc tìm ngay được cho mình niềm đam mê đích thực, bởi có người đã hơn nửa đời hoặc gần cả cuộc đời vẫn đi tìm lời đáp.

Ở một kịch bản thường thấy khác của những chị em phụ nữ khi độ tuổi không còn trẻ, khi đã lấy chồng sinh con, khi đã đạt những thành quả nhất định trong sự nghiệp. Họ thường thay thế những cuộc phiêu lưu bứt phá bằng sự ổn định và an toàn. Họ nhận ra quyết định của họ không còn chỉ là ảnh hưởng của bản thân, mà nó còn là hệ luỵ của những người xung quanh mình, của chồng con và gia đình. Họ e ngại phá vỡ thành quả tạm hài lòng hiện tại. Nhưng sự thật họ chưa hề thỏa mãn những gì họ đang có. Họ sợ hãi khó lòng vượt qua được những thất bại luôn chực chờ phía trước, bởi họ biết khả năng tự lành vết thương của họ đã dần suy yếu qua năm tháng.

Nhưng theo quan điểm của tôi, khi đã là đam mê đích thực, con người ta sẽ tự thân sản sinh ra một thứ chất mang tên “kiên cường" đối mặt và tìm cách vượt qua khó khăn, thử thách của chính mình. Dù cuộc sống vẫn còn những thứ ưu tiên hàng đầu là "Cơm áo gạo tiền" nhưng chúng ta vẫn có quyền thành công và hạnh phúc bởi những Đam Mê của cuộc đời mình.

Thú thật thì cho đến 2 năm về trước tôi vẫn chưa biết bản thân mình "ĐAM MÊ" cái gì. Cứ mỗi lần thất bại và khởi nghiệp lại thì tôi tự cho rằng mình đang bắt đầu với niềm đam mê thật sự, tôi nghĩ nó có thể mang đến cho mình thật nhiều thành công một cách đơn giản. Tôi nhập nhằng lẫn lộn giữa khái niệm 'ĐAM MÊ" với mơ ước và hoài bão, khát vọng và lý tưởng…

Cho đến khi tôi vô tình đọc được câu nói của người Cha giàu trong cuốn sách Rich Dad – Poor Dad “Hãy nuôi dưỡng ước mơ táo bạo & to lớn nhưng hãy thực hiện từng chút một mỗi ngày, hãy đi từng bước nhỏ thay vì nhảy vọt trèo lên vách đá mục tiêu trước mặt mình.” và khi ấy nó đã thật sự chạm đến khoản khắt của một cảm xúc ham muốn thái quá cho CUỘC ĐỜI tôi đến mức không gì cưỡng lại được, không gì có thể thay thế, tôi mới nhận ra mình đã thật sự "ĐAM MÊ" tôi bắt đầu dấn thân và chấp nhận mọi thử thách khó khăn phía trước và xem nó như một điều hiển nhiên.

“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.” Một câu nói khá quen thuộc mà chúng ta vẫn thường nghe.

Để bắt đầu một niềm đam mê, tôi tin rằng không bao giờ là quá muộn. Chỉ sợ rằng chúng ta biết nhưng vẫn còn lưỡng lự và không chấp nhận dấn thân thì chúng ta đã vô tình quên rằng "sống cùng niềm đam mê cũng là một thứ hạnh phúc tuyệt vời trên cuộc đời này".

Những ai đã đi qua nữa đời người mà vẫn còn chưa tìm được niềm đam mê đích thực của cuộc đời mình, thì cũng đừng vội chán nản và từ bỏ hành trình. Vì tuổi trẻ là một cơ hội trải nghiệm đưa chúng ta tìm đến câu trả lời cho niềm "ĐAM MÊ" của chính chúng ta.

Những ai đã tìm được cho mình niềm đam mê đích thực và đang dấn thân vì nó, thì tôi cũng xin chúc mừng bạn vì bạn là một trong những người phụ nữ vô cùng hạnh phúc khi được làm những điều mình muốn.

Hãy mạnh dạng bức phá, hãy tự tin, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận dấn thân để trở nên là chính mình bởi những đam mê tuyệt vời của chính bạn.

Chúc bạn thành công.

Diệp Bùi 
CEO & Founder Lionbui Agency

Câu hỏi tưởng rất dễ trả lời. Vì một người bán hàng ắt phải biết ai là khách hàng của mình, phải biết tìm gặp ai để bán hàng. Sự thật có phải vậy không?

Nhiều người làm sales thất bại vì không biết đích thực ai là người mình cần gặp để bán hàng, và những ai sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định mua hàng. Bạn nghĩ là bao nhiêu người tham gia vào một quyết định mua hàng? Một người, hai người, ba người…???

Nếu bạn đến với offline vào sáng Chủ nhật, ngày 25/6, bạn sẽ bất ngờ vì con số đó lớn lắm, không phải chỉ 1, 2 hay 3 đâu. Cái hình minh họa đã nói lên nhiều điều dù chỉ toàn những dấu hỏi.

Những hiểu biết thấu đáo về khách hàng sẽ giúp cho kết quả bán hàng của bạn tăng lên không chỉ 1, 2, 3 lần mà có thể rất nhiều lần đấy!

Cách đây 2 năm, tôi đặt mục tiêu doanh số 3 tỷ USD/năm cho 1 tập đoàn sau 10 năm vào lúc nó chỉ mới đạt mức ds 150 triệu usd/năm. Con số 3 tỷ USD của tôi được cho là không tưởng, nhưng sự thật là chỉ sau 2 năm, tập đoàn đã đạt mức ds hơn 500 triệu USD/ năm. Với đà tăng trưởng này, con số 3 tỷ USD/năm sau 8 năm nữa là trong tầm tay.

Chỉ riêng mỗi việc hiểu thấu đáo hai chữ “khách hàng” (customer) thôi cũng đã có thể đem lại điều kỳ diệu cho cty bạn. Vậy thì đừng quên nhắn nhủ BAN GIÁM ĐỐC, CẤP QUẢN LÝ, VÀ CÁN BỘ CHỦ CHỐT PHÒNG SALES cùng nhau đến dự hội thảo offline rất đặc biệt này. Bạn sẽ ngạc nhiên vì quả thật, có nhiều điều không như bạn nghĩ! 
------
Chỉ là một kiểu “còn tem” (content) thôi; nhưng số liệu và dữ liệu ở trên là có thật 100% đấy! Hãy vào link để đăng ký tham gia và rủ rê cả đoàn cty bạn cùng tham gia nhé! Hình minh họa là 1 slide trong bài chia sẻ của tôi tại offline. Nhân tiện các thánh content cho biết bài này thuộc diện content nào?

Long Nguyen Huu - Founder Group Phát Triển Doanh Nghiệp Việt

Từ bữa đi Singapore về tới giờ tôi cứ bâng khuâng về phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam mình, Bởi ở Sing câu chuyện khởi nghiệp hoàn toàn khác ở Việt Nam mình, Chính phủ có những gói vay hổ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp và chính sách thuế là rất ưu đãi cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn: Lợi nhuận năm dưới 100.000 usd là miễn thuế.

Lợi Nhuận từ 100.000 usd – 300.000 usd là 8,5%.
Trên 300,000 usd trở lên thuế là 17.5%.
Ngoài ra ở Sing có rất nhiều "vườn ươm" doanh nghiệp,chẳng hạn như trường đại học NTU còn có riêng một chương trình để đào tạo chuyên về khởi nghiệp trong vòng 1 năm, học viên được đào tạo đầy đủ kiến thức để làm chủ doanh nghiệp, từ khâu thẩm định ý tưởng kinh doanh, làm kế hoạch kinh doanh, xây dựng đội ngũ, quản lý dòng tiền đến kế hoạch marketing bán hàng và cả cách gọi vốn

Sau khi tốt nghiệp, 40% sinh viên sẽ ra khởi nghiệp nếu vượt qua được quá trình thẩm định của trường,40% vào làm cho các doanh nghiệp và 20% làm cho chính phủ. 
40% dự án khởi nghiệp này khả năng thành công rất cao, do được thẩm định và phản biện kỹ lưỡng, ngoài ra còn được chính phủ và các quỹ của chính phủ cho tài trợ vốn để khởi nghiệp.
Quay trở lại câu chuyện khởi nghiệp Việt Nam, các bạn chỉ có khát vọng khởi nghiệp, ngoài ra thiếu quá nhiều thứ để có thể thành công. 
Chợt Tôi liên tưởng câu chuyện:

BƠI QUA SÔNG.

Có Vương Quốc nọ cách nhau bởi một con sông, một bên là vùng đất khô cằn sỏi đá, một bên là vùng đất giàu có phì nhiêu với những lâu đài tráng lệ,giàu có xa hoa, ai cũng biết rằng nếu mình qua được bên bờ bên kia thì cuộc đời sẽ thay đổi,mình sẽ sống sung sướng trong xa hoa và giàu có.Khổ nỗi muốn qua bờ bên kia thì chỉ có cách là tự bơi sang vì không có thuyền và rất nhiều người đã chết vì dám liều mạng bơi sang bờ bên kia. May mắn thay mảnh đất khô cằn ấy lại chứa rất nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm, mọi người chỉ cần đào lên bán là sống khỏe,chính vì vậy nhà Vua trị vì vương quốc này luôn khuyến khích mọi người cứ đào khoáng sản lên mà bán thế là mọi người không ai nghĩ phải bơi qua sông cả, cho đến một ngày nọ khi khoáng sản quý giá đó không còn nữa,mọi người bắt đầu đói ăn, thế là họ nghĩ đến việc bơi qua sông, sẳn dịp nhà Vua liền cho đội kèn trống hò hét vang trời, cổ vũ mọi người bơi qua sông phần vì đói ăn, phần vì được động viên cổ vũ, nên ai nấy đều hăng hái nhảy xuống sông nhưng do chưa từng được học bơi, nên phần lớn bị con sóng dữ cuốn chìm xuống đáy sông, rồi cũng có người sống sót vinh quang trở về,họ mang rất nhiều của cải cống nộp cho nhà Vua và được nhà Vua trọng thưởng, thấy thế nhiều người hăng hái tiếp tục nhảy xuống sông bơi tiếp….đó là STARTUP kiểu Việt Nam

Hôm trước có dịp nói chuyện với một doanh nhân thuộc loại lão thành, rất thành công ở Úc. Vui miệng tôi hỏi cái câu mà nhiều người trẻ hay hỏi, là cái gì đã giúp chú thành công như ngày hôm nay.

Ông trả lời là nhờ …“thất nghiệp”!

Thì ra “thất” là 7 và “nghiệp” là nghề, là ông làm đến 7 nghề khác nhau! Ông giải thích thêm là ông đã từng làm rất nhiều ngành nghề khác nhau và có khi kinh doanh nhiều thứ khác nhau cùng một lúc, chứ không chỉ có một. Vậy mới được.

Câu trả lời dí dởm của ông coi vậy mà đụng đến một chủ đề rất nghiêm túc, đó là có nên mở nhiều công ty, làm nhiều ngành nghề khác nhau hay chỉ nên tập trung chuyên sâu vô một thứ.

Tôi biết khá nhiều doanh nhân khi chìa danh thiếp ra là thấy đầy nghẹt chức danh và business trên đó, gần như không còn chỗ nào để ghi. Cả chục công ty đến vài chục công ty là chuyện thường. Có thể gọi những người này là “serial entrepreneur” hay “doanh nhân hàng loạt”! Ngược lại, có người gần như cả đời kinh doanh chỉ gắn bó với một công ty là chủ yếu. Cả hai loại doanh nhân này đều có những cái hay, cái dở của nó.

Tôi mở nhiều nhà hàng nhưng tựu trung cũng loanh quanh một ngành nghề nên chắc không thuộc loại “doanh nhân hàng loạt”. Nhưng mỗi lần mở một nhà hàng mới là thấy hào hứng vô cùng, cái hào hứng này có pha chút thử thách, chút hồi hộp (thrilling) mà đối với một nhà hàng hiện hữu đã đi vào ổn định không có. Cái cảm giác này nó gây nghiện chứ không phải chơi!

Nên phần nào tôi có thể hiểu được tại sao có những doanh nhân dám dấn thân vào các lãnh vực mới hoàn toàn so với kiến thức và kinh nghiệm sở trường của họ. Vì nó vui. Lúc nào cũng có cái mới để học hỏi, để chạy theo và phải tự làm mới mình liên tục. Từ đó không bao giờ thấy nhàm chán, càng mở nhiều công ty lại thấy yêu đời hơn, vì suy cho cùng tất cả cũng đi từ cái đầu mà ra. Cái đầu vui thì cơ thể mới vui được.

Một cái hay khác nữa, là mỗi lần vào một lãnh vực mới, mở một công ty mới là mỗi lần các doanh dân mở rộng thêm mối quan hệ của mình. Vì phải làm việc với các cổ đông mới, nhà đầu tư mới, ban điều hành mới, bạn hàng mới và biết bao nhiêu con người mới gắn liền với business mới này. Cho nên càng mở nhiều công ty thì mối quan hệ, quen biết càng được nới rộng nên ngày càng thuận lợi hơn, đi đâu, làm gì cũng dễ tìm người hỗ trợ, giúp đỡ. Một thế mạnh vô hình vô cùng lợi hại.

Chắc là còn nhiều cái hay nữa nhưng cái gì cũng có giới hạn và có cái giá của nó. Làm doanh doanh hàng loạt không phải dễ vì quỹ thời gian của mỗi người cũng chỉ có 24 giờ một ngày. Làm sao để quản trị cùng một lúc quá nhiều thứ cho chu đáo là một thách thức lớn. Làm sao mở thêm công ty mới mà công ty cũ vẫn hoạt động ngon lành. Vì làm gì thì làm, quy luật muôn thuở của nghề kinh doanh là khách hàng là thượng đế, thị trường là thượng đế, và cứ làm không tốt là mất khách, thất bại.

Trở lại câu chuyện của chú doanh nhân lão thành thành công nhờ “thất nghiệp”, phải nói tôi ngã mũ chào. Chào cái năng lượng và sự dấn thân của một doanh nhân.

Lý Quí Trung
Từ Sydney

Bài viết được chia sẻ lại trên diễn đàn SEOTime.edu.vn
Link bài viết: Doanh nhân hàng loạt

↑このページのトップヘ