Anh chị và các bạn có nhìn thấy cái hình ở dưới không ạ? Nếu vì cái hình mà mọi người click vào bài viết này thì có thể đã biết ít nhiều điều tôi định nói. Hôm nay, nhân việc mọi người bình luận bài viết: Nghệ thuật cho nghỉ việc ... dành cho CEO , thế nào lại lan man sang cả việc Dùng người. Chính vì thế tôi nghĩ rằng mình nền chia sẻ về điểm này. DÙNG người là chủ đề mà chúng ta thấy trong Group viết nhiều, bàn nhiều. Toàn các chuyên gia bình luận cả. Các stt (bài viết) đều sâu sắc và tính ứng dụng cao. Nhiều người đã đăng đàn bàn thảo rồi thì tôi đâm ra cũng ngại. Hơn nữa dạo này các bài viết của tôi ít tương tác quá nên đã ngại lại còn ngượng. Đắn đo mãi cũng quyết tâm: mình đưa cái mình thấy hay cho mọi người thì đó là tấm lòng. Đã là tấm lòng thì không phải ngại.
Trong seri QTNS của tôi, phần DÙNG tôi đã có 3 bài viết nhưng đó chưa phải là bài khởi đầu. Theo tôi, khi bàn đến chữ Dùng thì chúng ta nên bàn đến : BIẾT NGƯỜI hay chính xác là biết nhân viên. Biết họ như thế nào thì ta mới có thể dùng được. Không những dùng được mà còn dùng tối ưu. Theo khoa học, để biết được hành vi cá nhân thì cần phải biết được tâm lý. Mà tâm lý chính là những suy nghĩ bên trong. Những suy nghĩ này được hình thành bởi 4 yếu tố:
- Thái độ
- Tính cách
- Nhận thức
- Học hỏi
4 yếu tố này được hình thành bởi nhu cầu ẩn sâu bên trong mỗi con người. Dựa vào thái độ, tính cách, nhận thức, học hỏi chúng ta có thể nắm bắt tâm lý, diễn giải nhu cầu và dự đoán hành vi. Từ đó chúng ta biết nên đặt ai vào đâu thì sẽ tối ưu. Trong khuôn khổ bài này, tôi xin phép chỉ được bàn 3 chữ đầu mà ai ai cũng nói.
1. THÁI ĐỘ:
Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá (tích cực hay tiêu cực) liên quan đến các vật thể, con người và các sư kiện. Ví dụ: Tôi không thích thằng Cường kính cận. Tôi ghét con số …
Tổng quát là: CEO cần biết rằng nhân viên thích gì và ghét gì. Trong khá nhiều bài viết nói về thuật ngữ ASK. A được dịch ra là thái độ. Và mọi người gộp hết, nào là kiên nhẫn, nào là thích làm việc với con người … Thực ra kiên nhẫn thuộc về tính cách còn thích làm việc với con người là thái độ theo đúng nghĩa tâm lý học.
Thái độ có thay đổi được không? Xin thưa rằng là có. Khi giao nhiệm vụ (hành vi) cho nhân viên, nếu nhiệm vụ có xu hướng mâu thuẫn với thái độ thì nếu chúng ta đưa ra các yếu tố điều hòa như sự quan trọng, phần thưởng, sứ mệnh thì nhân viên sẽ có xu hướng thay đổi thái độ để phù hợp với công việc. Tuy nhiên nếu yếu tố điều hòa không đủ thì thái độ sẽ làm ảnh hưởng đến công việc .
2. TÍNH CÁCH:
Tính cách là cái gì đó quy định cách thức hành vi của cá nhân. Hay chính xác tính cách quyết định hành vi của nhân viên. Ví dụ về tính cách : trầm lặng, thụ động, ồn ã, tích cực tham gia, tham vọng, trung thành …
Tính cách được hình thành bởi : Bẩm sinh (di truyền), môi trường nuôi dưỡng, môi trường học tập, môi trường xã hội, môi trường văn hóa. Một người đi làm thường thì các nét tính cách đã được định hình. Giống như Thái độ ở trên, tính cách nào hành vi ấy.
TÍNH CÁCH kết hợp với THÁI ĐỘ sẽ ra được công việc phù hợp. Đấy là dựa vào Tính cách và Thái độ để biết người nào ở đâu. Tuy nhiên để biết người ta có làm được việc và làm việc có tốt hay không thì chúng ta cần biết đến NHẬN THỨC
3. NHẬN THỨC
Nhận thức là cách cá nhân nhìn nhận, diễn giải một vấn đề, hiện tượng sự vật. Nhận thức bị ảnh hưởng bởi : thái độ, tính cách, động cơ, lợi ích, trình độ, kinh nghiệm, văn hóa …
Ví dụ : khi tôi chia sẻ về nghệ thuật cho nghỉ việc, cách thức, nội dung comment của mọi người chính là do nhận thức diễn giải và điều chỉnh. Mọi người thấy rằng cần phải đăng đàn phản bác vì :
- Thái độ: không thích bị đuổi việc
- Tính cách : nghiêm trọng hóa
- Kinh nghiệm : đã từng hoặc đã bị cho nghỉ việc
…
Quay trở lại với đầu bài, CEO cần biết gì về nhân viên là đủ ?. Với tôi CEO cần biết 3 điều ở trên : Thái độ, Tính cách và Nhận thức (trình độ, kinh nghiệm, văn hóa, nhu cầu). Chúng ta biết càng nhiều về 3 thứ này càng tốt, nhưng nếu tối thiểu thì phải biết 3 điều này trong công việc . Tức là chúng ta cần trả lời 2 câu hỏi :
- Thái độ, tính cách này có phù hợp với vị trí và công việc A ?
- Khi giao vị trí và công việc A liệu nhân viên có đủ Nhận thức để làm tốt được ?
Trả lời được 2 câu này là chúng ta đã có thể BIẾT NGƯỜI để dùng.
Nguyễn Hùng Cường | kinhcan24
Trong seri QTNS của tôi, phần DÙNG tôi đã có 3 bài viết nhưng đó chưa phải là bài khởi đầu. Theo tôi, khi bàn đến chữ Dùng thì chúng ta nên bàn đến : BIẾT NGƯỜI hay chính xác là biết nhân viên. Biết họ như thế nào thì ta mới có thể dùng được. Không những dùng được mà còn dùng tối ưu. Theo khoa học, để biết được hành vi cá nhân thì cần phải biết được tâm lý. Mà tâm lý chính là những suy nghĩ bên trong. Những suy nghĩ này được hình thành bởi 4 yếu tố:
- Thái độ
- Tính cách
- Nhận thức
- Học hỏi
4 yếu tố này được hình thành bởi nhu cầu ẩn sâu bên trong mỗi con người. Dựa vào thái độ, tính cách, nhận thức, học hỏi chúng ta có thể nắm bắt tâm lý, diễn giải nhu cầu và dự đoán hành vi. Từ đó chúng ta biết nên đặt ai vào đâu thì sẽ tối ưu. Trong khuôn khổ bài này, tôi xin phép chỉ được bàn 3 chữ đầu mà ai ai cũng nói.
1. THÁI ĐỘ:
Thái độ là những biểu đạt có tính đánh giá (tích cực hay tiêu cực) liên quan đến các vật thể, con người và các sư kiện. Ví dụ: Tôi không thích thằng Cường kính cận. Tôi ghét con số …
Tổng quát là: CEO cần biết rằng nhân viên thích gì và ghét gì. Trong khá nhiều bài viết nói về thuật ngữ ASK. A được dịch ra là thái độ. Và mọi người gộp hết, nào là kiên nhẫn, nào là thích làm việc với con người … Thực ra kiên nhẫn thuộc về tính cách còn thích làm việc với con người là thái độ theo đúng nghĩa tâm lý học.
Thái độ có thay đổi được không? Xin thưa rằng là có. Khi giao nhiệm vụ (hành vi) cho nhân viên, nếu nhiệm vụ có xu hướng mâu thuẫn với thái độ thì nếu chúng ta đưa ra các yếu tố điều hòa như sự quan trọng, phần thưởng, sứ mệnh thì nhân viên sẽ có xu hướng thay đổi thái độ để phù hợp với công việc. Tuy nhiên nếu yếu tố điều hòa không đủ thì thái độ sẽ làm ảnh hưởng đến công việc .
2. TÍNH CÁCH:
Tính cách là cái gì đó quy định cách thức hành vi của cá nhân. Hay chính xác tính cách quyết định hành vi của nhân viên. Ví dụ về tính cách : trầm lặng, thụ động, ồn ã, tích cực tham gia, tham vọng, trung thành …
Tính cách được hình thành bởi : Bẩm sinh (di truyền), môi trường nuôi dưỡng, môi trường học tập, môi trường xã hội, môi trường văn hóa. Một người đi làm thường thì các nét tính cách đã được định hình. Giống như Thái độ ở trên, tính cách nào hành vi ấy.
TÍNH CÁCH kết hợp với THÁI ĐỘ sẽ ra được công việc phù hợp. Đấy là dựa vào Tính cách và Thái độ để biết người nào ở đâu. Tuy nhiên để biết người ta có làm được việc và làm việc có tốt hay không thì chúng ta cần biết đến NHẬN THỨC
3. NHẬN THỨC
Nhận thức là cách cá nhân nhìn nhận, diễn giải một vấn đề, hiện tượng sự vật. Nhận thức bị ảnh hưởng bởi : thái độ, tính cách, động cơ, lợi ích, trình độ, kinh nghiệm, văn hóa …
Ví dụ : khi tôi chia sẻ về nghệ thuật cho nghỉ việc, cách thức, nội dung comment của mọi người chính là do nhận thức diễn giải và điều chỉnh. Mọi người thấy rằng cần phải đăng đàn phản bác vì :
- Thái độ: không thích bị đuổi việc
- Tính cách : nghiêm trọng hóa
- Kinh nghiệm : đã từng hoặc đã bị cho nghỉ việc
…
Quay trở lại với đầu bài, CEO cần biết gì về nhân viên là đủ ?. Với tôi CEO cần biết 3 điều ở trên : Thái độ, Tính cách và Nhận thức (trình độ, kinh nghiệm, văn hóa, nhu cầu). Chúng ta biết càng nhiều về 3 thứ này càng tốt, nhưng nếu tối thiểu thì phải biết 3 điều này trong công việc . Tức là chúng ta cần trả lời 2 câu hỏi :
- Thái độ, tính cách này có phù hợp với vị trí và công việc A ?
- Khi giao vị trí và công việc A liệu nhân viên có đủ Nhận thức để làm tốt được ?
Trả lời được 2 câu này là chúng ta đã có thể BIẾT NGƯỜI để dùng.
Nguyễn Hùng Cường | kinhcan24
Bài viết được đăng tải trên diễn đàn SEO Time.
Link bài viết: Biết người – CEO cần biết gì về nhân viên là đủ ?
Link bài viết: Biết người – CEO cần biết gì về nhân viên là đủ ?