Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

Cây ớt
Tên khoa học là: Capsicum annuum.
Thuộc họ Cà – Solanaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây ớt

Cây ớt là loại cây nhỡ, thân thảo, mọc hàng năm. Cây có nhiều cành, nhẵn; có các lá mọc so le, đầu nhọn, thuôn dài. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, có màu trắng, hoa ra gần như quanh năm.
Hình dáng quả thay đổi tuỳ loài, có khi mọc rủ xuống hay quay lên trời, quả có thể tròn, dài. Lúc chín màu đỏ, vàng hoặc tím; bên trong có chứa nhiều hạt.
Tác giả Bailey đã dựa vào hình dáng, kích thước, mùi vị, màu sắc của quả đã chia ớt thành nhiều thứ:
Thứ Fasciculatum Bail: ớt chỉ thiên, quả mọc thành chùm 2 – 3 quả, lúc chín có màu đỏ, rất cay.
Thứ Microcarpum Bail : quả ớt nhỏ, chín có màu đỏ, rất cay, cây sống lâu năm.
Thứ Conoides Bail: quả hình chuỳ, lúc chín có màu tím.
Thứ corasiforme Bail: quả tròn, lúc chín có màu đỏ và cay.
Thứ acuminatum Bail: ớt sừng trâu, đầu nhọn, chín có màu đỏ, rất cay.
Thứ Longum Bail: ớt tây, hoa to, quả to, nhăn nhúm, lúc chín có màu đỏ hoặc vàng, không cay, có mùi thơm, người ta thường xào để ăn.

Phân bố:

Phân bố khắp nước ta. Một số nước trồng nhiều như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,…

Bộ phận dùng:

Quả ớt dùng tươi hay sấy khô.
Lá tươi.
Quả ớt có vị cay nóng, nếu đốt quả cho khói rất cay, gây ho, hắt hơi.

Thành phần hoá học:

Capsaicin, dihydrocapsaicin, nor dihydrocapsaicin, homocapsaicin, homodihydrocapsaicin.
Các chất carotenoid gồm capsanthin, capsorubin, kryptoxanthin, zeaxanthin, lutein, caroten.
Capsicosid, flavonoid, vitamin C, acid hữu cơ như acid citric, malic,…

Tác dụng dược lý:

Tác dụng chính của ớt là do capsaicin, chất này gây cảm giác nóng mạnh tại chỗ trên da, niêm mạc, có cảm giác cháy rát, gây đỏ nhưng không phồng da.
Người ta cho rằng, capsaicin tác động tới các thụ thể thần kinh cảm giác da và biểu bì nên làm giảm cơn đau ở bệnh nhân zona.
Bột ớt gây hắt hơi rất khó chịu.

Công dụng:

Làm gia vị trong bữa ăn.
Kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon, chóng tiêu.
Ớt làm giảm đau trong các bệnh khớp, đau dây thần kinh.
Dạng dùng:
Dạng cồn, băng dán, thuốc mỡ có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Cây thổ hoàng liêncây vàng đắng

Thổ hoàng liên

cây thổ hoàng liên

Tên khoa học là: Thalictrum foliolosum DC.
Thuộc họ hoàng liên – Ranunculaceae.

Đặc điểm thực vật:

Thổ hoàng liên là dạng cây thân thảo, sống nhiều năm. Thân cay không có lông, thân phân nhánh, cao chừng 1 m. Lá kép lông chim 3 lần, lá dài; mép lá chét có răng cưa tròn, thưa.
Cụm hoa phân nhánh nhiều, có hình cờ, cuống hoa nhỏ, dài. Lá đài màu trắng hay vàng nhạt, hình trái xoan, rụng sớm; không có cánh hoa.
Quả hình thoi, hơi dẹt, bé, có 8 sườn dọc.

Phân bố:

Cây trồng nhiều ở 1 số nơi của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam. Ở Việt Nam cây xuất hiện ở Sơn La, Lai Châu.

Thu hái, chế biến:

Lấy rễ cây thổ hoàng liên, đem rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

Thân rễ hay rễ cây thổ hoàng liên phơi hoặc sấy khô.
Dược liệu: được cắt thành từng đoạn ngắn; bên ngoài màu nâu sẫm, có mang những đoạn thân ngắn, rỗng. Trên thân rễ còn rễ nhỏ hay sẹo của rễ nhỏ. Thể chất rắn, cứng; mặt bẻ không phẳng, có màu vàng tươi; vị đắng.

Thành phần hoá học:

Berberin, palmatin, jatrorrhizin.

Công dụng:

Tương tự như hoàng liên.
Thuốc có tác dụng chữa mụn nhọt, lỵ, tiêu chảy, đau mắt, sốt,…

Cây vàng đằng

Tên khoa học là: Coscinium fenestratum Colebr.
Thuộc họ tiết dê – Menispermaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây vàng đắng

Cây vàng đắng có tên gọi khác là cây vàng đằng, mỏ vàng hay hoàng đằng lá trắng.
Vàng đắng là loại cây dây leo to, thân phân nhánh, bám vào các cây gỗ to khác để leo. Thân to, hình trụ, có màu vàng; thân già có màu vàng ngà, xù xì. Các bộ phận non của cây, hoa và quả có phủ 1 lớp lông mềm. Lá đơn, mọc so le, có cuống; mép lá nguyên. Gân lá hình chân vịt; mặt trên lá xanh lục, mặt dưới có lông bạc trắng.
Hoa mọc thành chuỳ ở thân đã rụng lá, có màu trắng hơi tím, cuống hoa ngắn; hoa đều, đơn tính.
Quả loại hạch, có hình cầu.

Phân bố:

Cây mọc hoang nhiều ở vùng núi khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

quả vàng đắng

Thu hái, chế biến:

Dược liệu lấy quanh năm, lấy về thái mỏng rồi đem phơi hay sấy khô.

Bộ phận dùng:

Thân và rễ.

Thành phần hoá học:

Tương tự như cây thổ hoàng liên.

Công dụng:

Thân và rễ hoàng đắng có tác dụng hạ nhiệt, chữa lỵ, tiêu chảy, đau mắt, sốt rét. Có thể dùng dạng thuốc bột hay thuốc viên.
 nguyên liệu để chiết Berberin.

Mình ko ủng hộ cách bán hàng nài nỉ xin xỏ tí nào.
Giả sử bằng cách đó mà bạn bán mắc hơn bình thường 100k, như thế có khác gì bạn năn nỉ xin mình cho bạn 100 ngàn đâu.
Nếu chị/em bán được một món hàng vì xin được một chút thương xót, hay người mua hàng vì mối quan hệ thì không bền lâu được.

Mình luôn hướng dẫn mọi người về Seles là cần phát phát triển ngôn ngữ Bán Hàng lên. Bằng cách phải tìm ra được Lợi Ích Sản PHẩm, và chuyển hóa thành ngôn từ để nói cho họ thấy sản phẩm, dịch vụ đó Mang Lại CHo Khách Hàng như thế nào. Ko nói được thì ở nhà hi hi.

Lúc bạn làm rõ cho Khách Hàng thấy cũng số tiền đó, nhưng mua sản phẩm của bạn sẽ có lợi hơn nhiều so với sản phẩm khác/đối thủ khác ... Lúc này vì lợi ích, mà dù rằng người ta có ghét bạn thì họ cũng vẫn mua thôi. Như cái quán Cháo Chửi, Bún Chửi gì ở Hanoi ấy hi hi.

Bỏ tiền ra buôn bán là trao đổi, bán đi và nhận lại các lợi ích, như vậy mới bền vững. Còn soi vào lòng nhân ái hay mối quan hệ thì rất ngắn hạn nhé. Hình thành tư duy bền vững dần thôi.

Bạn chọn kinh doanh làm cách kiếm tiền chiến lược, thì chiến thuật bán hàng cũng rất là quan trọng, ngoài ra còn kỹ năng mềm để xử lý sự từ chối blabla khác nữa...
Bán hàng online cũng y chang, đừng Viết Tâm Thư xin xỏ, năn nỉ "xin đừng ghét tôi" trên profile.

↑このページのトップヘ