Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

Hoạt chất : Piroxicam 
Dùng trong một số bệnh đòi hỏi chống viêm và/hoặc giảm đau:Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, thoái hóa khớp.Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao.Thống kinh và đau sau phẫu thuật.Bệnh gút cấp.

THÀNH PHẦN 
Mỗi viên nang có chứa:
Piroxicam 20mg
Tá dược: Lactose,Talc,Magnesium Stearate
CÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH 
Dùng trong một số bệnh đòi hỏi chống viêm và/hoặc giảm đau:
Viêm khớp Toricam 20mg  dạng thấp và viêm xương khớp, thoái hóa khớp.
Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao.
Thống kinh và đau sau phẫu thuật.
Bệnh gút cấp.
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG 
Ðường uống
Người lớn: 20 mg, ngày một lần (một số người có thể đáp ứng với liều 10 mg mỗi ngày, một số khác có thể phải dùng 30 mg mỗi ngày,
uống một lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày).Vì nửa đời thải trừ của thuốc kéo dài, nồng độ thuốc chưa đạt được mức ổn định trong
vòng 7 - 10 ngày, nên sự đáp ứng với thuốc tăng lên từ từ qua vài tuần; piroxicam còn được dùng trong điều trị bệnh gút cấp với liều
40 mg mỗi ngày trong 5 - 7 ngày.
Trẻ em: Thuốc không nên dùng cho trẻ em. Tuy vậy, piroxicam cũng có thể dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên bị viêm khớp dạng thấp.
Liều uống thường dùng: 5 mg/ngày cho trẻ nặng dưới 15 kg, 10 mg/ngày cho trẻ nặng 16 - 25 kg, 15 mg/ngày cho trẻ cân nặng
26 - 45 kg, và 20 mg/ngày cho trẻ cân nặng từ 46 kg trở lên.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH 
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 2 vỉ x 10 viên, có tờ hướng dẫn sử dụng
NHÀ SẢN XUẤT 
U CHU PHARMACEUTICAL CO., LTD.
17-1, Chih Lan Village, Shin Wu Hsiang, Tao Yuan Hsien, Taiwan, R.O.C.

Sởi - Một bệnh lây nhiễm khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là với trẻ nhỏ khi tỉ lệ mắc bệnh này chủ yếu ở lứa tuổi này. Hàng năm ghi nhận hàng nghìn ca tử vong do mắc bệnh sởi, mặc dù đã có vacxin phòng ngừa nhưng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong còn đang khá cao, khó có thể tiêu diệt hoàn toàn.

1.Nguyên nhân gây bệnh Sởi và khả năng lây lan

Bệnh Sởi do một virut cấp tính gây ra. Chúng có trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ mũi và miệng của người bệnh mỗi khi hắt hơi hoặc ho nên rất dễ lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp.

Khi vào cơ thể chúng sẽ phát triển và sinh sôi tại vòm họng và trong phổi trước khi lây lan ra khắp cơ thể .

Khả năng lây bệnh cho người khác của Sởi cũng rất cao ( trên 90%), nên cần có cách xử lý hợp lý từ bác sĩ để tránh lây nhiễm.

  1. Triệu chứng của bệnh Sởi

Bệnh Sởi có những triệu chứng có thể nhầm lẫn với một số bệnh hay gặp như cảm cúm, mọi người cần chú ý để đưa đến cơ sở y tế gần nhất khám để xác định chính xác. Một số biểu hiện triệu chứng của Bệnh Sởi:

  • Hắt hơi sổ mũi, chảy nước mắt, nước mũi
    Nổi ban_biểu hiện đặc trưng của sởi
  • Mắt đỏ, mi mắt sưng
  • Sốt cao, có thể lên đến 40o
  • Đau mỏi người, thiếu sc sống
  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Nổi ban, các hạt nhỏ màu đỏ.
  1. Hậu quả, biến chứng bệnh Sởi

Ngày nay, với thể sởi lành tính có thể điều trị tại nhà, cách ly tại phòng riêng với mọi người. Nhưng cũng có những trường hợp ác tính hay điều trị sai lệch dẫn đến biến chứng nặng nhẹ khác nhau và có thể dẫn tới tử vong.

Các biến chứng thường gặp của bệnh Sởi như tiêu chảy, nôn mửa, nhiễm trùng tai gây đau tai, nhiễm trùng mắt ( viêm kết mạc), viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản, sốt cao, co giật,… Có thể gặp những biến chứng hiếm hơn như nhiễm trùng gan ( viêm gan),… Với những trường hợp xuất hiện dấu hiệu khác lạ cần đưa ngay đến bệnh viện điều trị để tránh hậu quả khó lường.

  1. Cách điều trị và phòng tránh bệnh Sởi

Điều trị bệnh Sởi thực chất là điều trị các triệu chứng của bệnh, còn để khỏi hẳn bệnh là do hệ miễn dịch của cơ thể tự tiêu diệt virut gây bệnh để khỏi bệnh. Để nhanh chóng khỏi bệnh, người bị Sởi có thể tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Ở nơi thông thoáng, tránh gió lùa
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo rộng thoáng
  • Vệ sinh mỗi trường xung quanh, tiệt trùng các vật dụng liên quan đến người bệnh để tránh lây lan
  • Điều trị giảm sốt, giảm đau bằng thuốc
  • Ăn uống đúng cách: cho ăn nhẹ, lỏng, dễ tiêu, đủ chất
  • Tuyệt đối không cho tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Cho uống vitamin A đúng các và liều lượng hợp với lứa tuổi
    Trẻ em sinh ra cần tiêm đủ hai liều vacxin phòng ngừa sởi

Hiện nay, Sởi đã có vacxin phòng ngừa để không mắc bệnh. Mỗi trẻ em khi sinh ra cần tiêm đủ hai liều vacxin để không bị lây nhiễm.

 

Cây cỏ mực và mù u

Cây cỏ mực

cây nhọ nồi

Tên khoa học là: Herba Eclyptae.
Thuộc họ cúc – Asteraceae.

Đặc điểm thực vật:

Cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi là loại cây cỏ, cây sống 1 hay nhiều năm. Cây mọc đứng hoặc mọc bò. Thân có màu xanh lục hoặc đỏ tía và phình lên ở các mấu, có lông cứng.
Lá mọc đối, gần như không có cuống, mép lá có khía răng cưa nhỏ và cả 2 mặt của lá đều có lông.
Cụm hoa đầu, nhỏ, có màu trắng; hoa mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân. Hoa cái ở ngoài, hoa lưỡng tính ở giữa.
Quả bế 3 cạnh, dẹt.
Cây mọc nơi đất ẩm, phân bố cả vùng núi lẫn đồng bằng.

Bộ phận dùng:

Phần trên mặt đất cây cỏ mực.

Thu hái, chế biến:

Dược liệu thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Khi dùng có thể đem sao đen.

Thành phần hoá học:

Coumarin nhóm coumestan gồm wedelolacton, norwedelolacton.
Alcaloid gồm ecliptin, nicotin.
Saponin triterpen.

Công dụng:

Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu bên trong và bên ngoài như băng kinh, rong huyết, cháy máu cam, đi ngoài ra máu, nôn và ho ra máu.
Tác dụng chữa ban sởi, ho hen, bỏng, nấm da, tưa lưỡi,…

Cây mù u

Tên khoa học là: Oleum calophylli inophylli.
Thuộc họ bứa – Clusiaceae.

Đặc điểm thực vật:

cây mù u

Mù u là loại cây gỗ cao, to có thế cao lên đến 10 – 20 m. Vỏ cây có tiết 1 chất nhựa màu vàng xanh. Lá mọc đối, thuôn dài, có thắt lại ở phần cuống, đầu lá hơi tù. Mặt trên lá bóng láng, có nhiều gân phụ xít nhau và gần như vuông góc với gân giữa.
Hoa màu trắng, có nhiều nhị vàng, lưỡng tính và có mùi thơm.
Quả hạch hình cầu, bên trong có chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng:

Dầu ép từ hạt của cây mù u.

Thành phần hoá học:

Nhân hạt có chứa 1 lượng lớn dầu béo.
Thành phần của dầu béo gồm có các acid Oleic, acid linoleic, acid palmitic, acid stearic,….
Tinh dầu, các xanthon, dẫn xuất 4-phenylcoumarin.
Lá, thân, rễ cũng chứa các coumarin.

Công dụng:

Trên nhiều mô hình thử nghiệm cho thấy, dầu mù u có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chữa viêm khớp, làm lành các tổn thương trên da.
Dầu mù u đã tinh chế được bào chế thành các thuốc dùng ngoài có tác dụng mau liền sẹo, nhanh lên da non, chữa bỏng, bệnh hủi.

↑このページのトップヘ