Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

ác vết thương, phẫu thuật, nhiễm trùng,... có thể để lại những vết sẹo trên làn da. Và nếu sẹo không tự mờ đi, chúng có thể gây mất thẩm mỹ và làm chúng ta bận tâm mãi. Bài viết này xin gửi đến bạn những thông tin về sẹo cùng nhóm hoạt chất thường dùng để có thể điều trị sẹo một cách đúng đắn và kịp thời nhé

Sẹo là gì?

Sẹo là một phần của quá trình chữa lành vết thương tự nhiên của cơ thể. Da tự phục hồi bằng cách phát triển mô mới để làm liền lại vết thương. 

Sẹo nên được điều trị sớm và đúng cách 

Khác với các mô xung quanh, mô sẹo mới là các mô sợi có cấu trúc có cấu trúc collagen. Khi da bị thương, các mô vỡ ra, giải phóng một loại protein được gọi là collagen. Chúng tích tụ ở những mô bị tổn thương và giúp vết thương mau lành. 

Lúc mới hình thành, sẹo thường có màu hồng hoặc đỏ. Theo thời gian, màu hồng nhạt dần và vết sẹo trở nên sẫm màu hoặc nhạt hơn một chút so với màu da. Ở những người có làn da sẫm màu, sẹo thường xuất hiện dưới dạng đốm đen. Đôi khi vùng sẹo có thể gây cảm giác bị ngứa, đau.

Hầu hết các vết sẹo có thể mờ dần đi sau 2 năm dù không biến mất hoàn toàn. Trong trường hợp sẹo ở những vùng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm phiền đến cuộc sống, ta có thể sử dụng các phương pháp để điều trị sẹo.

Các loại sẹo thường gặp

Có nhiều loại sẹo khác nhau tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương,.. nhưng nhìn chung có thể chia sẹo thành 2 nhóm: sẹo bình thường và sẹo bất thường.

Sẹo bình thường:

Hầu hết các vết sẹo là dạng này. Chúng phẳng và nhạt màu, không co kéo vùng da xung quanh và khó phát hiện nếu không để ý kĩ.

Sẹo bất thường

Chúng khác biệt hẳn với vùng da xung quanh, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và có thể là chức năng của vùng da bị sẹo. 

Các loại sẹo thường gặp

 

Sẹo co rút : Thường phát triển sau khi bị bỏng, sẹo khiến da bị co lại. Những vết sẹo này có thể gây khó khăn cho việc di chuyển, đặc biệt là khi sẹo ăn vào các cơ, dây thần kinh, khớp.

Sẹo lõm: Những vết sẹo lõm này thường do thủy đậu hoặc mụn trứng cá. Chúng trông giống như những vết rỗ tròn hoặc vết lõm nhỏ trên da. Sẹo lõm trở nên rõ ràng hơn khi già đi vì da mất đi collagen và độ đàn hồi theo thời gian.

Sẹo lồi: Những vết sẹo này nhô cao hơn bề mặt da và lan rộng ra ngoài vùng bị thương. Các mô sẹo phát triển quá mức và có thể ảnh hưởng đến cử động.

Sẹo phì đại: Bạn có thể cảm thấy một vết sẹo phì đại khi lướt ngón tay qua vùng da có sẹo. Những vết sẹo này có thể nhỏ dần theo thời gian, nhưng không bao giờ phẳng hoàn toàn. Không giống như sẹo lồi, sẹo phì đại không phát triển hoặc lan rộng ra ngoài vùng bị thương.

Rạn da: Khi da giãn nở hoặc co lại đột ngột, các mô liên kết dưới da có thể bị tổn thương. Rạn da thường phát triển khi mang thai, dậy thì hoặc sau khi tăng hoặc giảm cân nhiều. Chúng thường xuất hiện trên ngực, bụng, đùi, đầu gối và bắp tay.

Các nhóm thuốc trị sẹo

Dùng thuốc trị sẹo là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém chi phí và được ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là các nhóm hoạt chất thường có trong thành phần của các loại thuốc và kem trị sẹo.

Triamcinolone 

Đây là một thuốc thuộc nhóm steroid, thường dùng theo đường tiêm. Chất này có thể làm giảm đau, ngứa, làm phẳng và mềm vết sẹo. Thường được chỉ định trong điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại. Nó cũng được kết hợp với collagen trong các thuốc tiêm để làm đầy sẹo lõm. 

Corticosteroid

Tiêm corticoid trị sẹo lồi

Các Corticoid được tiêm trực tiếp vào vết sẹo có thể giảm kích thước vết sẹo, đồng thời làm giảm các triệu chứng ngứa và đau. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm sẹo xuất hiện trở lại, da mỏng hơn và xuất hiện các đốm đen tại vùng da được tiêm.

Gel Silicon (dạng tấm hoặc thuốc mỡ)

Đây là các tấm gel mỏng và có thể tự dính. Chúng có tác dụng giảm kích thước, độ cứng, đỏ, sưng, ngứa và ngăn ngừa sẹo sau phẫu thuật.

Băng Polyurethane

Đây là một loại băng ẩm, mềm dẻo, có tác dụng giảm sẹo sau phẫu thuật, giảm độ thâm, cứng và kích thước của vết sẹo.

Chiết xuất Hành Tây (Allium Cepa)

Allium Cepa là một thành phần được sử dụng từ lâu đời trong việc điều trị sẹo. Chiết xuất Hành Tây chứa thành phần Flavonoid quercetin và Kaempferol có hoạt tính chống viêm, kháng khuẩn, đặc biệt là chống tăng sinh và tái tạo da, có thể cải thiện vết sẹo. Nó cũng chứa Axid Pantothenic và Vitamin B5, làm tăng độ ẩm vào da, giúp mô sẹo đàn hồi hơn và thúc đẩy phát triển nguyên bào sợi, hình thành mô mới.

Heparin

Heparin kích thích các tế bào nội mô mao mạch di chuyển vào các mô thiếu máu cục bộ (vùng sẹo) và hình thành hệ thống mạch máu mao mạch mới. Nhờ đó, máu sẽ được tăng cường tưới tại mô da bị tổn thương.

Heparin có tác dụng ức chế sản xuất collagen, làm lỏng cấu trúc collagen, từ đó làm mềm cấu trúc mô. Ngoài ra nó cũng có đặc tính chống viêm, sưng,  rút ngắn thời gian lành vết thương và hỗ trợ tái tạo tế bào và mô.

Allantoin

Allantoin được tìm thấy trong rất nhiều loài thực vật và động vật. Allantoin có khả năng tiêu sừng, loại bỏ các tế bào da chết và già cỗi. Allantoin cũng kích thích tăng sinh tế bào lành, thúc đẩy quá trình tạo biểu mô, làm lành vết thương. Nó cũng giúp bổ sung nhiều nước và cấp ẩm cho da. 

Chiết xuất lô hội (Aloe Vera)

Aloe Vera hay chiết xuất lô hội, được biết đến với công dụng làm dịu da, làm giảm tình trạng căng da, giúp da mềm mại hơn. Lô hội cũng có tính sát khuẩn, giúp vết thương mau lành.

Các loại kem trị sẹo phổ biến nhất

Curcumin

Curcumin trong nghệ có thể giúp vết thương mau lành bằng cách giảm viêm và oxy hóa. Curcumin có tác dụng kích thích sản sinh collagen và elsatin, giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy quá trình lên da non. Đồng thời nó cũng ức chế sản sinh và hủy sắc tố làm đen da - melanin, giúp vùng da sẹo trở nên tươi sáng và đều màu hơn với các vùng da lân cận.

Centella Asiatica

Centella Asiatica hay chiết xuất rau má, có chứa Acid Madecassic, Asiaticoside, Madecassoside có hiệu quả trong việc cải thiện điều trị các vết thương nhỏ, vết thương phì đại, vết bỏng,  xơ cứng bì và bệnh vẩy nến. Cơ chế của nó là thúc đẩy tăng sinh nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen và hàm lượng fibronectin nội bào, ức chế giai đoạn viêm của sẹo phì đại và sẹo lồi.

Acid Alpha Hydroxyl (AHA)

Thành phần này thường được biết với công dụng loại bỏ các tế bào da chết ở lớp trên cùng của da, giúp da tươi mới, mịn màng và giữ ẩm được lâu hơn. Bên cạnh đó AHA cũng có thể hiệu quả với sẹo mà chủ yếu là sẹo mụn trứng cá.

Các Vitamin

Vitamin E, A, C, B3,... có tác dụng chống oxy hóa và dưỡng da, hỗ trợ làm giảm thâm, trẻ hóa làn da,  hỗ trợ các thành phần khác để thúc đẩy quá trình điều trị sẹo. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên kem dưỡng ẩm và kem chống nắng cho vùng da bị sẹo cũng rất hữu ích bởi chúng giúp giữ ẩm, cải thiện làn da sẹo và tránh cho da nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống.

Nguồn bài viết: Bệnh viện đa khoa đông sơn.

Bệnh xương khớp gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trước đây bệnh thường phổ biến ở người cao tuổi, nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy bệnh xương khớp là gì, cách chẩn đoán và điều trị như thế nào hiệu quả nhất? Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản với chúng tôi qua bài viết dưới đây.

Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh xương khớp phổ biến

Bệnh xương khớp là vấn đề liên quan đến xương, các khớp nối, dây chằng, gân và cơ bắp. Nó có thể là tình trạng cấp tính như chấn thương hoặc mạn tính như viêm khớp. Cơn đau cũng có thể cục bộ hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tuổi trẻ hóa và số lượng người mắc bệnh xương khớp đang gia tăng trong những năm gần đây. Các bệnh xương khớp thường gặp nhất đó là:

Viêm khớp, Viêm khớp dạng thấp.

Thoát vị đĩa đệm, Thoái hóa khớp.

Đau dây thần kinh tọa.

Loãng xương.

Gout.

Các bệnh về xương khớp phổ biến ở người cao tuổi

Các triệu chứng và nguyên nhân của bệnh xương khớp

Triệu chứng

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp. Các triệu chứng phổ biến như: 

Đau nhức: đây là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh xương khớp, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói từng cơn, hoặc đau và nhức mỏi khi vận động.

Viêm và có cảm giác sưng nóng, đỏ.

Chân tay tê bì.

Sốt, phát ban.

Cứng khớp, cơ cơ giật, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ.

Chẩn đoán bệnh xương khớp như thế nào?

Bằng cách thăm khám và thực hiện xét nghiệm chuyên sâu hơn như xét nghiệm máu, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, X- quang,... các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác được bệnh và có chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Nguyên nhân 

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: 

Chấn thương, trật khớp, sai tư thế, bong gân.

Nhiễm vi khuẩn, virus.

Rối loạn chuyển hóa acid uric gây Gout, giảm collagen gây khô và viêm khớp.

Lười vận động, thể dục thể thao, thừa cân, béo phì, tuổi cao và xương khớp lão hóa.

Các thuốc điều trị bệnh xương khớp

Nhóm chống viêm NSAIDs

  • Tác dụng của thuốc chống viêm NSAIDs

Thuốc chống viêm không Steroid - NSAIDs là nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau và kháng viêm. Thuốc được sử dụng rất phổ biến trong điều trị triệu chứng đau và viêm trong các bệnh xương khớp. Cơ chế hoạt động của nhóm này là ức chế enzyme COX (cyclooxygenase), ức chế hình thành các prostaglandin gây phản ứng viêm. 

  • Tác dụng phụ của NSAIDs:

Tác động điển hình của nhóm này là trên hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu, buồn nôn. Khi sử dụng liều cao, dài ngày có thể gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Đối với các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp mạn tính phải sử dụng NSAIDs, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thêm các thuốc chống loét dạ dày nhóm PPI -  ức

chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, pantoprazol...) để hạn chế các tác dụng phụ này.

  • Các thuốc NSAIDs thường được chỉ định trong điều trị bệnh xương khớp

Thuốc NSAIDs loại ức chế COX không chọn lọc: Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin, Naproxen, Piroxicam,...

Thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc trên COX-2: Celecoxib, Etodolac. 

Thuốc Celecoxib được sử dụng nhiều trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Nhóm chống viêm Corticoid

  • Tác dụng của Corticoid

Corticoid hay Glucocorticoid, là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm. Các thuốc phổ biến trong nhóm này đó là Prednisolone, Methylprednisolone,... Cơ chế tác động

  • Chỉ định của Corticoid

Nhóm này được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau như hô hấp (hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính), các trường hợp dị ứng nặng, các bệnh ngoài da. Đối với bệnh lý xương khớp, Corticoid được chỉ định rất nhiều như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp lupus, viêm khớp vẩy nến,...

  • Tác dụng phụ của Corticoid

Khi sử dụng các Corticoid trong thời gian dài hoặc liều cao dễ gặp phải tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, loãng xương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,...

Nhóm kháng sinh

Các kháng sinh có vai trò quan trọng trong trường hợp đau và viêm khớp do nhiễm khuẩn như thấp khớp cấp, viêm hoại tử, lao khớp. Các nhóm kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm khớp như: Beta Lactam, Quinolon, Aminoglycosid,...

Việc chỉ định kháng sinh sau khi có chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm, đau là do vi khuẩn. Người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh mỗi khi có cơn đau khớp. 

Các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Khác với các thuốc NSAIDs và Corticoid, được chỉ định với tác dụng kiểm soát triệu chứng tức thời và ức chế quá trình viêm làm hư hại khớp, thì các DMARDs là các thuốc chống thấp có tác dụng chậm, nhưng lên chính nguyên nhân gây bệnh, làm chậm lại quá trình bệnh. 

Các DMARDs thường được sử dụng đó là: 

Methotrexate, Hydroxychloroquine, Leflunomide, Sulfasalazine. Chúng thường có tác dụng sau 8-12 tuần điều trị.

Methotrexat - thuốc kinh điển thuộc nhóm chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs

Nhóm kháng TNF- α như: Etanercept, Abatacept, Infliximab, Adalimumab, Golimumab. 

Kháng TNF- α  thường được phối hợp với các DMARDs khác. Chúng được sử dụng trong các trường hợp tự miễn như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cứng khớp đốt sống,...

Có chế hoạt động của các thuốc này là ức chế TNF- α, một cytokin kích thích các Interleukin có vai trò quan trọng trong cơ chế gây viêm, tổn thương khớp và các hệ thống khác trong cơ thể.

Nhóm giảm đau

Ngoài các NSAIDs, Corticoid cũng có tác dụng giảm đau, Acetaminophen hay Paracetamol  là thuốc thường được dùng với tác dụng giảm đau trong viêm xương khớp từ nhẹ đến trung bình. 

Đối với các cơn đau dữ dội hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau kéo dài nhóm Opioid như Morphin, Oxymorphone, Oxycodone, Methadone, Transdermal Fentanyl, Tramadol,...Các thuốc giảm đau nhóm này có thể gây ra các tác dụng phụ như lú lẫn và táo bón. 

Nhóm chống thoái hóa khớp

Nhóm này bao gồm các chất có tác dụng trong việc tái tạo xương khớp, cải thiện chức năng và phòng ngừa các đợt tái phát. 

Các chất phổ biến bao gồm: Glucosamine, Chondroitin, Collagen type 2,...Chúng là thành phần có trong các thuốc hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa xương, sụn khớp mạn tính.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả: Hà Hoàng Kiệm, Ngày đăng 9 tháng 03 năm 2017. THUỐC CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, Sức khỏe đời sống. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2021.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống.


 

Tất cả chúng ta hầu như đều có xu hướng hướng về thiên nhiên khi mệt mỏi và căng thẳng đầu óc Đó là lý do vì sao gần đây các mặt hàng nhưXà phòng  handmade từ thiên nhiên, tẩy tế bào chết toàn thân và dầu gội tự nhiên dần trở thành xu hướng và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành chủ đề chính trong nhiều blog sắc đẹp.

Theo nghiên cứu Thị trường, giá trị xà bông thủ công toàn cầu dự kiến đạt 220 triệu USD doanh thu vào năm 2024. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu ngày càng tăng với xà bông handmade.

Lợi ích từ các thành phần tự nhiên

 Xà bông Handmade được ưa chuộng chủ yếu vì thành phần tự nhiên và an toàn trong đó. Một loạt các nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng từ dầu ô liu, dầu dừa đến bơ giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, các loại tinh dầu như chanh sả, cỏ xạ hương có tác dụng trị liệu đến các chất tẩy rửa tế bào chết tự nhiên như muối biển và cafe. 

Những thành phần này làm cho xà bông thủ công trở nên hấp dẫn với hầu hết người tiêu dùng vì nhiêu lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Từ việc đảm bảo làn da khỏe mạnh đến việc giải quyết các vấn đề như khô da, các bệnh về da như chàm, ngứa, mụn trứng cá,...

Hơn nữa, các loại tinh dầu như quế, cam, chanh, sả,... được thêm vào tạo nên mùi hương độc đáo, giúp thư giãn đầu óc. Thành phần khác như yến mạch, cám gạo có tác dụng tẩy tế bào chết, dưỡng da và nhiều loại thảo dược khác mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp.

Điều này trái ngược hoàn toàn với sự không tin tưởng ngày càng tăng với xà bông thương mại, khi chúng ta biết rằng các thành phần có hại như Parabens, phthalates, nước hoa tổng hợp và các hóa chất khác được sử dụng.

Xà Phòng Handmade tự nhiên được xem là “ Xà Phòng thực sự”  chứ không phải chất tẩy rửa

Đây cũng là một trong những lý do chính khiến xà bông handmade được tìm kiếm nhiều hơn cả. Xà phòng thật được tạo ra qua quá trình xà phòng hóa. Quá trình này là một chuỗi phản ứng hóa học và hình thành nên xà phòng, glycerin, nước.

Sự xuất hiện của glycerin trong quá trình sản xuất xà bông handmade là một lý do tại sao chúng được ưa chuộng rộng rãi hơn xà bông thương mại. Ngoài ra thành phần nhẹ nhàng, không chất của xà bông thủ công đảm bảo rằng bề mặt da được làm sạch bụi bẩn và dầu thừa mà không làm mất đi lớp màng tự nhiên của da.

Trong xà bông thương mại, nhiều nhà sản xuất đã chiết xuất hết lượng glycerin trong quá trình sản xuất xà phòng và sử dụng lượng glycerin này cho các sản phẩm cao cấp hơn như kem dưỡng da. Điều này dẫn đến việc dùng xà bông thương mại sẽ khiến da khô, thiếu độ ẩm, thiếu dầu trên da từ đó gây nên tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da.

Bảo vệ môi trường

Một điểm nữa ủng hộ xà bông handmade đó là quy mô sản xuất nhỏ và sự quan tâm chân thành tới tác động môi trường.Với các thành phần tự nhiên, không độc hại, việc sản xuất theo quy mô nhỏ giúp đơn giải quá trình sản xuất dẫn đến việc thải ra ít khí thải và nước thải hơn, và đương nhiên quy trình này không bao gồm việc thử nghiệm trên động vật.

 Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho xà bông handmade bì họ nhận ra rằng họ có thể góp một phần bé nhỏ vào việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng xem việc mua xà bông handmade là một cách trực tiếp để hỗ trợ cộng đồng và các doanh nghiệp nhỏ, thay vì các tập đoàn.

 

Nguồn bài viết: Bệnh viện hàm rồng.

↑このページのトップヘ