Liên kết hữu ích cho người dùng, danh sách các website ngành y tế uy tín nhất hiện nay: Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy: trungtamthuooc.com Báo sống khỏe 24h: www.songkhoe24h.com/ Nhà thuốc Vinh Lợi: https://nhathuocvinhloi.muragon.com/ tạp chí làm đẹp eva fashion: https://evafashion.com.vn/ Tạp chí y học việt nam: https://tapchiyhocvietnam.com/

Rất nhiều Em quan tâm đến việc này, cùng với mong muốn phát triển được bản thân mình trở nên giỏi giang hơn.

Anh cũng trải qua 1 thời gian dài đi tìm kiếm câu trả lời cho việc phát triển bản thân của mình. Đồng thời cũng có được 1 số kết quả tốt để có thêm động lực, đam mê trong việc phát triển bản thân và nghiên cứ thêm về phát triển bản thân.

Trong bài viết Anh sẽ chia sẻ những điều cơ bản nhất trước khi thật sự muốn phát triển bản thân.

------------

Tại sao chũng ta lại phải phát triển bản thân ?

Tại sao chúng ta lại phải phải triển bản thân mà không phải phát triển những điều khác, như phát triển nghề nghiệp, phát triển mối quan hệ ...

Phát triển bản thân bao quát rộng hơn, và đem lại những kết quả tuyệt vời hơn phát triển những điều khác.

Nếu em GIỎI ( Phát triển bản thân tốt ) em có thể lựa chọn mọi công việc mà em muốn, những công việc mà em thích, có những mức thu nhập mà em ao ước đạt được. Em có thể có mối quan hệ với rất nhiều người giỏi giống như em.

Phát triển bản thân giúp bản thân trở nên giỏi hơn, giải quyết được nhiều vấn đề hơn trong công việc, Tăng giá trị của bản thân lên,

Khi đó dễ thấy nhất đó chính là em được trả lương cao hơn nhiều người khác. Em được làm những vị trí cao hơn trong doanh nghiệp. Hoặc đủ khả năng làm chủ chính công việc kinh doanh, doanh nghiệp của mình.

Sẽ ra sao nếu bản thân em không chịu phát triển.

Em sẽ mãi mãi dậm chân tại chỗ, vị trí công việc của em chẳng thế nào thăng tiến lên được. Lương của em vẫn mãi lẹt đẹt. Em không có được sự lựa chọn về công việc mình sẽ làm, Nơi em sẽ làm việc, mực lương em sẽ được nhận.

---///

Trong rất nhiều bài viết Anh đều nói rằng:

Hãy tự hỏi bản thân rằng mình muốn là ai trong 3, 5, 10 năm tới.

Em biết mình muốn trở thành ai em mới biết được mình cần phát triển bản thân theo hướng nào, trang bị những kĩ năng gì.

1 người nhân viên cần những kĩ năng khác người lãnh đạo

1 người thợ cần phát triển những kĩ năng khác với những người bán hàng.

Nếu em xác định mình muốn trở thành 1 người lãnh đạo em cần trang bị cho mình những kiến thức liên qua đến việc kinh doanh, liên quan đến quản trị nhân sự, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thuyết phục người khác ...

Nếu em xác định mình trở thành 1 nhân viên em cần có những kiến thức chuyên môn mà bản thân em sắp làm, những kĩ năng tin học văn phòng, giải quyết những công việc do bên trên đưa đến, ... mà không cần đến những kĩ năng như thuyết trìnhgiao tiếp, bán hàng ...

1 người thợ thì cần những kĩ năng liên quan đến công việc hiện tại đang làm. Những kĩ năng hoàn thành công việc theo đúng thời gian được giao với chất lượng tốt nhất.

Em muốn trở thành 1 quản lý cấp cao, 1 ông giám đốc, 1 ông chủ em không thể học, rèn luyện và phát triển bản thân như 1 người thợ, 1 người nhân viên được.

HÃY BIẾT MÌNH MUỐN GÌ, ĐÍCH ĐẾN CỦA MÌNH TRƯỚC KHI HÀNH ĐỘNG.

---///

Em đã biết mình muốn gì thì bước tiếp theo là chuẩn bị và hành động,

Mỗi bước chân em sắp đi, mỗi công việc em sắp làm, mỗi 1 dự định của em đều có 1 ai đó trên thế giới đã thực hiện và thành công.

Trở thành 1 chuyên gia bán hàng

Trở thành 1 chuyên gia BDS

Trở thành 1 chuyên gia Marketing

Trở thành những người giỏi trong 1 thời gian ngắn, trở thành người giàu có với 2 bàn tay trắng ...

Thay vì lần mò tìm kiếm con đường cho riêng mình và thử từng thứ 1. Hãy đọc sách của những người đi con đường với đích đến giống em xác định. Học hỏi những sai lầm của họ, học hỏi những thành công của họ. Tổng kết lại thành những điều em cần phải làm, cần phải chuẩn bị cho thành công sắp tới của mình.

Đọc ít nhất 10 quyển sách liên quan đến lĩnh vực em đang và sẽ định làm, Tham dự những buổi hội thảo, những video mà em có thể xem được. Nếu có hãy trả phí để có được chúng vì nó giúp em trân trọng những kiến thức mà em sẽ nhận được, thay vì chỉ xem cho vui.

Hãy đưa ra những lịch trình thật cụ thể, những mục tiêu mà mình cần đạt được sau mỗi thời gian,

--------

HÃY BẮT ĐẦU

Hãy hành động ngay đừng chần chờ, những người thành công đều là những người hành động nhanh khi thấy cơ hội, không có thời gian cho sự chần chờ.

Đừng thất vọng quá nhiều nếu kết quả chưa như em mong muốn, bởi vì đơn giản cái gì làm lần đầu tiên chưa thể giỏi ngay được, nên kết quả không tốt hay thất bại là lẽ hiển nhiên.

Hãy nghĩ đến những ngày đâu tiên em tập đi xe đạp, đi xe máy, em chưa thể đi tốt ngay trong 1 2 lần tập, và đôi khi em còn bị ngã nữa.

Hãy tối ưu và rút kinh nghiệp sau mỗi lần làm để những lần sau có thể tốt hơn.

Quy tắc 10.000 giờ - Không thể xuất chúng nếu không có đủ 10.000 giờ làm việc.

Nhiều nghiên cứu khác nhau về người xuất chúng trong các lãnh vực: soạn nhạc, bóng rổ, viết tiểu thuyết, trượt băng, cờ vua, và cả những tên tội phạm lão luyện… đã cho kết quả giống nhau đến khá kinh ngạc "Để một người đạt cấp độ tinh thông và có khả năng trở thành chuyên gia đẳng cấp thế giới trong bất kỳ lãnh vực nào, họ cần làm việc ít nhất 10.000 giờ"

Để có 1 kĩ năng giỏi điều em cần làm đó là luyện tập đủ nhiều.

Để bản thân trở nên giỏi giang hơn đó là em rèn luyện đủ nhiều các kĩ năng dành cho người mà em muốn trở thành.

----------

Để duy trì việc rèn luyện và phát triển bản thân 1 cách lâu dài thì em không thể không chuẩn bị cho mình 2 điều :

KỈ LUẬT VÀ ĐAM MÊ

Phần lớn chúng ta rất khó vượt qua giai đoạn đầu của việc thay đổi, phát triển bản thân. Vì khi đó chúng ta làm không tốt bất cứ điều gì liên quan đến kĩ năng mới, thất bại kiến chúng ta chán nản, khiến chúng ta muốn buông bỏ.

Đây là lúc chúng ta cần có sự kỉ luật, Biến những thất bại, chán nản đó trở thành những điều hiển nhiên mà ai cũng phải trải qua. Việc chúng ta phải làm đó là tiếp tục làm mà không cần để ý những kết quả lúc trước.

Hãy tối ưu, tìm cách để làm tốt hơn.

Làm cho đến khi có những kết quả tốt hơn, đến khi chúng ta thành thạo hơn trong 1 kĩ năng nào đó.

Hãy đề ra những hình phạt nếu bạn không tiếp tục làm, Em có thể lừa dối người khác chứ không thể lừa dối bản thân mình. Lừa dối bản thân sẽ kiến em mất đi sự tự tin, mất đi niềm tin ở chính bản thân.

Hãy tạo 1 môi trường tốt, giảm bớt những lực cản, những thói quen cũ của mình.

Nếu đọc sách, hãy đặt sách bên cạnh mình, để mỗi lúc rảnh rỗi em có thể với tay ngay và đọc bất cứ lúc nào, thay vì phải chạy ra tận giá sách để lấy.

Nếu thực hiện 1 ngày uống đủ 4 l nước, hãy để chiêc cốc đựng sẵn nước ở bên cạnh để em có thể uống khi bạn thấy khát mà không cần phải đứng dậy đi lấy.

Hãy tạo cho mình sự thích thú khi rèn luyện kĩ năng, Thích thú khiến em thực hiện dễ dàng và nhiều động lực hơn.

Anh thích thú mỗi khi viết bài xong có rất nhiều người likecomment, share bài viết của mình. Lúc đấy Anh không còn cần sự kỉ luật của bản thân mà vẫn tiếp tục viết rất nhiều bài viết khác nữa. Vì viết đem lại cảm giác thích cho Anh.

Em thích 1 thứ nhiều và nó sẽ biến thành đam mê của em.

Giống như việc em đứng giữa rất nhiều có gái, Nhưng em chẳng thích 1 ai cả, vì em chưa tiếp xúc với cô gái đó. Em thử tìm hiểu rất nhiều cô nhưng rồi em chỉ yêu 1 cô và quyết định chung sống suốt đời với cô ấy. Cô gái em lấy đó chính là ĐAM MÊ của em

--------

Để có 1 kĩ năng giỏi đó là rèn luyện đủ nhiều, không có con đường tắt nào cho việc phát triển bản thân.

Hãy xác định mình muốn gì ,mình sẽ là ai trong tương lai => Tìm ra những kĩ năng cần trang bị cho con người mà mình xác định trở thành ấy => Bắt đầu bằng việc đọc sách, xem video => Hành động và rèn luyện 10.000 h => Thành công và hưởng thụ thành quả.

Thêm sự KỈ LUẬT và tìm ra niềm ĐAM MÊ

Chúc em tìm ra mong muốn của bản thân mình những bước cơ bản nhất để bắt đầu thay đổi bản thân và khiến bản thân trở nên giỏi giang hơn, thành công trong công việc, cuộc sống của mình.

Hẹn em ở bài viết sau

Nếu thấy hay và có ích hãy like và share, đồng thời comment cảm ơn Anh. Những hành động này giúp Anh thích chia sẻ nhiều hơn, và biến nó thành Đam Mê của mình

p/s: Thứ 5 này Anh bay vào HỒ CHÍ MINH nếu có nhiều bạn muốn gặp để trò chuyện và giao lưu có thể cmt ở đây, để anh biết số lượng và tổ chức gặp gỡ nếu có điều kiện.

Đây là cảnh bọn tôi ngồi mổ xẻ dự án của nhau ra và chửi nhau sấp mặt về Giá Trị Cốt Lõi của dự án khởi nghiệp. Cứ phải là chửi nhau mới ra được vấn đề. Ông nào muốn tôi tư vấn ý tưởng thì cứ Inbox rồi tôi chửi cho thủng lỗ tai ra.

Còn thích nghe tư vấn dự án kiểu tình cảm lãng mạn, nhẹ nhàng như phim Hàn Quốc thì cứ 3 ông Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Huy Tiến với Nguyễn Đình Trưởng mà giã nhé, mấy lão ý toàn nói chuyện kiểu tâm sự ỷ ôi thôi. Chứ tôi là tôi đéo có kiêng nể gì đâu [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

_________///

Trên quan điểm của tôi, mỗi ngành nghề kinh doanh cần phải xác định được Giá Trị Cỗt Lõi trước khi bắt tay vào khởi sự, và yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với người khởi nghiệp.

Bạn phải trả lời được câu hỏi “Tại sao khách hàng đến với tôi?” nếu không muốn chết mà không hiểu nguyên nhân.
------
Để tôi lấy ví dụ. Bạn thấy gần nhà bạn có một gia đình mở tiệm cafe, quán rất đông khách, bạn thấy họ làm ăn có lời, cũng đua đòi mở quán cafe. Nhưng rốt cuộc thì khi mở ra chẳng ma nào lui tới. Bạn thất vọng, chán chường và tuyên bố đóng cửa. Bạn không hiểu nguyên nhân tại sao gia đình kia thì thành công bởi bạn tin rằng đồ uống của quán mình không tệ. Không gian bài trí rất ổn – ít ra thì cũng không thua quán cafe kia.

Bây giờ tôi sẽ phân tích cho bạn hiểu rõ hơn ví dụ trên. Đối với bất kỳ một mô hình hay hình thức kinh doanh nào đều dựa trên một giá trị cốt lõi mang tính chủ đạo, còn những giá trị khác mang tính cộng thêm. Và giá trị cốt lõi của bạn phải vượt trội hơn so với đối thủ bạn mới có cơ may sống sót.

Đối với một quán cafe mà nói, tôi tạm cho rằng những giá trị của nó bao gồm:

1. Chất lượng đồ uống.
2. Địa điểm thuận tiện.
3. Bài trí bắt mắt.

Tất nhiên là còn các yếu tố cộng thêm khác như phong cách phục vụ, chỗ rộng rãi, phòng vệ sinh sạch sẽ…nhưng đây là 3 yếu tố cần lưu tâm nhất.

2 quán cafe, đồ uống tương tự nhau, bài trí, nội thất không quá chênh lệch nhau là bao nhiêu. Nhưng tại sao có nơi thì lúc nào cũng đông nghịt người, có nơi thì vắng như chùa bà đanh? 
Còn một yếu tố thứ 3 quyết định, đó là địa điểm. Nếu quán của gia đình kia ngoài mặt tiền, còn của bạn nằm tận trong hẻm thì rõ ràng là bạn thua thiệt về giá trị cốt lõi 'Địa Điểm'. Khách hàng sẽ chẳng dại gì chui vào quán của bạn nếu như quán của bạn chẳng có gì đặc sắc hơn trong khi quán cafe của gia đình kia thì lại vô cùng thuận tiện.

Vấn đề lại nằm ở chỗ, gia đình kia có thể lấy được vị trí mặt tiền thuận lợi, còn bạn thì không thể. Không lẽ bạn lại chấp nhận chịu thua?
___________
Như tôi đã đề cập, có 3 giá trị chủ đạo. Và nhiệm vụ của bạn đó là phải xác định rằng mình sẽ tập trung vào giá trị cốt lõi nào. Ở đây bạn không thể tập trung vào giá trị cốt lõi Địa Điểm Thuận Tiện được, bởi vì bất đắc dĩ bạn mới phải mở quán cafe nằm trong ngõ. Vậy là còn 2 giá trị cốt lõi đó là Chất Lượng Đồ Uống và Bài Trí/Nội Thất.

Đồ uống ngon thôi không đủ, khách hàng của chúng ta rất khó tính, họ không chỉ muốn ngon mà còn muốn lạ mắt, lạ vị, hoặc họ uống đồ uống của bạn họ sẽ phải thốt lên - "Ngon vãi cả cứt". Đồ uống của bạn có đáp ứng được không? Hay đồ uống của bạn ngon nhưng cũng chỉ ngon bằng quán cafe kia? - Nếu chỉ ngang bằng, bạn sẽ không thể tạo nên điểm nhấn trong tâm trí khách hàng.

Kế đến là Bài Trí. Bài trí ổn thôi không đủ. Bài trí của bạn phải khác biệt. Phong cách Tây, phong cách Tàu, phong cách thổ dân, phong cách tộc ở truồng…tóm lại là bài trí của bạn có gì độc đáo? Tôi từng thấy một mô hình thiên về bài trí cực kỳ thành công đó là chuỗi cafe Cộng (Dù trên quan điểm cá nhân, tôi phải nói rằng đồ uống ở đó dở đéo thể nuốt trôi).

-------

Và phần lớn những người-tự-gọi-mình-là-Doanh-Nhân họ làm gì? Ồ, người khác làm sao ta làm vậy. Không đâu bạn ơi, có những thứ mà người khác làm được còn bạn thì không. Dù bạn có làm y xì đồ uống, y xì bài trí cũng không thể có được địa điểm tốt như họ được. Và bạn thì không thể gắng sức để mua một địa điểm tốt trong khi nguồn tài chính thì hạn hẹp.

Nói tóm lại, bạn không thể lấy điểm yếu của mình chọi với điểm mạnh của người khác. Và nhiệm vụ của một Doanh Nhân đích thực đó là phải sáng tạo, tìm kiếm điểm yếu của kẻ địch nhưng lại là điểm mình có thể làm tốt được và tập trung toàn bộ sức mạnh của mình vào đó.

Nếu bài trí quá tốn kém, hãy tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc phát triển sản phẩm, biến món đồ uống của bạn trở nên độc đáo nhất có thể.

Hãy để mỗi khi khách hàng nhắc đến tên bạn họ sẽ phải thốt lên: "Thặc là vãi cứt". [​IMG]

Điều mong muốn lớn nhất của tôi bây giờ là thực hiện 1 cuộc khảo sát tất cả những nhân viên đang đầu quân làm cho Khởi nghiệp. Tôi thật rất muốn hỏi các bạn 1 câu chân tình: " Vì sao bạn chọn làm "cho" khởi nghiệp".

[​IMG] ​

2 năm đi làm khởi nghiệp, tôi tạm đúc kết những lí do mà 1 người chọn làm thuê cho các công ty Start up:

- Người mới, chưa có kinh nghiệm nên đầu quân vào các Start up làm lấy kinh nghiệm và có cái để điền vào CV 
- Vì mong muốn được trao cơ hội thực thi, được làm, được trải nghiệm những ý tưởng mới để cháy hết mình với tuổi trẻ.
- Làm thuê cho các Start up để tích lũy kinh nghiệm tự Khởi nghiệp sau này
- Nhân viên của các công ty đang phát triển, đầu quân về Start up vào những vị trí quản lý cấp cao để lấy kinh nghiệm quản lý (cũng là làm đẹp CV)
- Người đang có những business nhỏ lẻ, tìm kiếm môi trường quản lý cởi mở, công việc ít áp lực để có thể làm song song 2 việc cùng lúc. Vừa có lương cố định, vừa có thời gian làm việc riêng. 
- Người có CV không đẹp, khó xin việc ở những công ty lớn nên chọn Start up làm bến đỗ tạm thời
…. Và rất nhiều những lí do khác

Bất kể bạn đến với Start up vì lí do gì, tôi không phán xét, tôi không lên án miễn sao là bạn làm tròn trách nhiệm với công việc được giao và mỗi tháng cầm đồng lương không cảm thấy hổ thẹn là được. Bởi vì có Start up nào mới chạy đã lời đâu. Đồng lương các bạn cầm đôi khi là Foundercủa các bạn phải đi vay nóng ngân hàng, phải cầm cố tài sản (nếu Start up mỏng vốn)…

Bởi vậy, tôi cho rằng hành vi “ăn bám” vào Start up là hành vi phi đạo đức. Nếu bạn đang làm 1 công ty lớn, 1 ngày đẹp trời nào đó bạn bước vào công ty và cảm thấy không có hứng và không muốn làm gì cả, doanh số của công ty cũng không vì vậy mà sụt giảm. Nhưng Start up là vấn đề sống còn khi mỗi ngày trôi qua là 1 áp lực cực kỳ lớn cho những người cộng sự bên cạnh bạn. Tiền thuê văn phòng, tiền điện nước, tiền lương…. Cứ 4 cái chủ nhật xoay vòng là lại phải chi trong khi doanh thu vẫn dậm chân tại chỗ.

Tôi đi theo tiếng gọi "Khởi nghiệp" được 2 năm và tự "khởi nghiệp" cho chính mình được hơn 1 năm nay. Từ bỏ công việc ở công ty nước ngoài phúc lợi đầy đủ lương bổng ổn định để đi con đường "khởi nghiệp" và nếm mùi thất bại không lâu sau đó, hỏi tôi có hối hận không ? Nói không là nói dối. Nhưng nếu được chọn lại 1 lần nữa, có lẽ tôi vẫn sẽ lựa chọn như vậy. Bởi 2 năm qua, dù tôi không biết BHXH của mình được đóng ở mức nào, thậm chí là có được đóng hay không, nhưng tôi biết 1 điều, mỗi ngày thức dậy tôi muốn lao đến công ty đi làm. Tôi cảm thấy mình đang sống chứ không tồn tại.

Tôi không ép các bạn phải như tôi. Mỗi người đều có lý tưởng riêng và gánh nặng, áp lực kinh tế cũng như nỗi lo riêng. Nhưng tôi chỉ muốn nói với các bạn 1 điều rằng, “ Nếu không sẵn sàng, xin đừng ăn bám vào Start up, làm ơn đừng.”

Bởi vì:

- Start up không có quy trình bài bản về quản lý con người để có thể kiểm soát công việc của bạn chặt chẽ, quản lý theo kiểu cưỡng chế bạn phải làm việc. 
- Start up không có đủ công cụ để giám sát bạn (theo dõi màn hình) nên chúng tôi không biết được bạn làm gì trong suốt 8h đồng hồ làm việc
- Founder vả Owner của các Start up phải chạy vốn, phải lo đầu ra, phải lo trăm ngàn nỗi lo nên không thể đứng bên cạnh rình bạn khi bạn mở màn hình lớn là form excel làm việc nhưng bên cạnh là màn hình chat facebook. Skype được mở nhỏ nhỏ để chat, nếu Sếp vô tình nhìn lướt sơ qua không phát hiện được. 
- Start up cũng không có đầy đủ ban bệ, kế toán phải kiêm luôn Admin, HR… nên Start up không biết 1 tháng bạn có đi làm đủ ngày không, rồi bạn ra ngoài vì việc riêng cụ thể là việc gì ? Tháng này xin nghỉ bao nhiêu ngày rồi ….

Start up không cần người giỏi nhất, Start up chỉ cần người có TÂM.

Bản thân tôi khi kêu gọi cộng sự về cùng Start up với mình, tôi không tìm kiếm người giỏi dù Start up tôi đang làm mạnh về tài chính, chúng tôi dư sức trả lương cao cho người giỏi. Tôi chỉ kêu gọi người có lòng muốn làm Start up. Và dĩ nhiên đến với Start up, bản thân bạn phải xem đó như 1 công cuộc đầu tư và phải chấp nhận đánh đổi.

Chi phí cơ hội bạn phải bỏ ra đầu tư:

- Có thể start up thất bại và bạn trở thành người thất nghiệp, khởi sự lại từ đầu
- Không có được chính sách phúc lợi bài bản như công ty lớn
- Không được ngồi làm việc tại văn phòng hạng A view đẹp ngắm thành phố.
- Không có những chuyến Company trip xuất ngoại sang chảnh như bạn bè.
- Không có quy trình chuyên nghiệp và đồng nghiệp chuyên nghiệp để chạy việc trôi chảy

Nhưng cái bạn được đó là:

BẠN SẼ ĐƯỢC HẾT TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU TÔI LIỆT KÊ Ở TRÊN NẾU START UP CỦA BẠN THÀNH CÔNG và kèm theo đó là Cơ hội thăng tiến và nắm giữ những vị trí quản lý cấp cao vì bạn là những người ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ CÙNG CHÚNG TÔI TRONG THỜI GIAN ĐẦU – NHỮNG CÔNG THẦN

Tôi đang làm trong 1 Start up mà: 

- Bất chấp chi phí văn phòng cao, Sếp vẫn nhất định thuê VP ở trung tâm quận 1 chỉ vì để cho Nhân viên đi làm cho gần.

- Mặc dù công ty tôi liên tiếp lỗ nhưng lương nhân viên Sếp chưa trả chậm 1 ngày, Lễ Tết còn tranh thủ chuyển sớm.

- Đi ăn ngoài đường gặp món gì ngon, thấy cái gì lạ, mua về cho nhân viên

- Lễ Tết, nhân viên được Sếp mua quà vặt, đồ ăn để biếu còn trước cả đối tác.

- Và quan trọng nhất là: Không bao giờ từ chối bất kỳ ý tưởng nào kể cả khi Sếp biết ý tưởng đó sẽ fail 100% nhưng nếu nó ko để lại hậu quả quá lớn, Sếp sẽ tạo điều kiện cho bạn làm để bạn tự rút ra bài học, tự trải nghiệm và tự lớn hơn. Nói đơn giản dễ hiểu 1 chút là dù Start up nhưng Sếp vẫn chịu đưa tiền cho bạn đốt để bạn học và trưởng thành.

Tôi cảm thấy mình may mắn. Và những năm tháng làm Start up là những năm tháng tôi không bao giờ quên, bây giờ và mãi về sau. Có lẽ vì tôi may mắn chọn đúng Start up để đầu tư chi phí cơ hội của mình vào. Vậy bạn có đang chọn đúng Start up không ? Bạn có sẵn sàng để làm Start up không ? Nếu câu trả lời là không, hãy giải thoát cho nhau, bạn nhé !

↑このページのトップヘ